• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức Lễ hội năm 2020

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi đơn vị trực thuộc, Phòng VH-TT các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2020 và Tết Nguyên đán Canh Tý.

LE HOI KY YEN DINH TAN LAN 2020.jpg
Lễ hội Kỳ Yên - Đình Tân Lân

Theo đó, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2020; vui xuân, đón tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm, Giám đốc Sở VHTTDL yêu cầu:

Bảo Tàng tỉnh tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ đến Ban Quản lý, Tổ quản lý, Ban Trị sự, Ban Quý tế, Trụ trì các di tích danh thắng đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các di tích thường xuyên tổ chức lễ hội, có đông nhân dân, du khách tham dự như: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông (Thất phủ cổ miếu), Núi Gia lào, Miếu Tổ Sư (Chùa Bà Thiên Hậu), Văn miếu Trấn Biên, Đình Tân Lân, Chùa Long Thiền, Chùa Đại Giác…về công tác tổ chức lễ hội theo quy định, giữ gìn bảo vệ hiện vật, phòng, chống kẻ gian lợi dụng lễ hội đông người trộm cắp tài sản, hiện vật tại di tích; xây dựng phương án phòng, chống cháy nổ đảm bảo an toàn cho di tích, tính mạng và tài sản người dân tham quan di tích, tham dự lễ hội. Hướng dẫn chuyên môn về việc trùng tu, tôn tạo, sửa chữa di tích - danh thắng theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

LE HOI CHUA ONG.jpg
Lễ hội Chùa Ông (Thất phủ cổ miếu)

Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa bằng các hình thức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và tham mưu UBND cấp huyện, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 41-CT-TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giới thiệu ý nghĩa của lễ hội, di tích xếp hạng trên địa bàn; những nét đẹp văn hóa, truyền thống trong hoạt động lễ hội; người tham gia lễ hội phải có ứng xử văn hóa truyền thống và tuân thủ Quy chế tổ chức lễ hội; Hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ, tiền công đức, cúng dường tại các lễ hội và nơi thờ tự (cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo) đúng nơi quy định; tuyên truyền, khyến khích người dân nên hạn chế, đi đến bỏ hẳn tập tục đốt giấy tiền, vàng mã tại di tích, nơi tổ chức lễ hội; không bày trí những linh vật, hiện vật trong khuôn viên di tích khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không tiếp nhận công đức, đồ tiến cúng là biểu tượng, sản phẩm, hiện vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục bài trí tại các di tích trên địa bàn; Thường xuyên kiểm tra, giám sát không để các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, trộm cắp, móc túi, trộm đồ lễ, tranh giành, đeo bám nhân dân, du khách tại các di tích và địa điểm tổ chức lễ hội; tuyên truyền đến các tổ chức, người dân không đốt pháo nổ, thả đèn trời; trang trí đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ…tại các lễ hội và các di tích danh thắng trên địa bàn;

Ngoài ra, Thanh tra Sở phối hợp với Đội Kiểm tra liên ngành 814 của tỉnh và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình; kịp thời có biện pháp chấn chỉnh những tổ chức, cá nhân vi phạm, không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực vi phạm quy định thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Các đơn vị triển khai và báo cáo kết quả về Sở trước ngày 15/2./.

Hoàng Anh