• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ 3 năm 2019

Ngày 14,15/11/2019 tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ III năm 2019. Tham dự Đại hội có Ông Ty Thông - Thứ Trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; bà Nguyễn Hòa Hiệp - Tỉnh Uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III; ông Hồ Thanh Sơn - Phó bí thư Thường trực Tỉnh Ủy; Ông La Chí Dũng - Trưởng Văn phòng đại diện Ủy Ban dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh; ông Vũ Đình Trung, Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Thổ Út - Phó Trưởng ban Ban Dân tộc, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III năm 2019 và các đồng chí là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh cùng sự có mặt của 250 đại biểu ưu tú đại diện cho 189.098 đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 36 thành phần dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong đó, đại biểu cấp huyện là 221 đại biểu, đại biểu các Sở, ban ngành cấp tỉnh là 29 đại biểu và 100 đại biểu khách mời.
 dai hoi dai bieu dan toc thieu so 2019 (1).jpg

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ III năm 2019 nhằm đánh giá, tổng kết công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2019; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024. Đồng thời, tiếp tục cổ vũ và phát huy sức mạnh đại đoàn kết, lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong 5 năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển theo hướng tích cực; các chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, diện mạo vùng đồng bào đã từn bước thay đổi, phong tục, tập quán, nghi lễ văn hóa tốt đẹp của đồng bào được bảo tồn và phát huy, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế,... luôn được quan tâm. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình. Hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc được kiện toàn. Đồng bào vui mừng, phấn khởi tạo sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc được tiếp tục cũng cố và phát triển bền vững.

dai hoi dai bieu dan toc thieu so 2019 (4).jpg
Trên cơ sở những kết quả đạt được, giai đoạn 2019 -2024, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để bà con vay vốn phát triển sản xuất; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, khôi phục các ngành nghề truyền thống của đồng bào; phát huy vai trò của các già làng, người uy tín đối với việc tham gia xây dựng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát biểu tại Đại hội, Ông Thổ Út - Phó Trưởng ban Dân tộc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội nhấn mạnh: “Trong không khí sôi nổi, phấn khởi, đoàn kết và đầy tin tưởng của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai, thiết thực chào mừng Đại hội các cấp diễn ra vào năm 2020, với chủ đề các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nguyện chung sức chung lòng xây dựng Đồng Nai phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không ngừng nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…”

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ III năm 2019 đã hiệp thương bầu 16 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II năm 2020.

Trong Đại hội lần này, 32 tập thể và 52 cá nhân có nhiều thành tích tiêu biểu, xuất sắc tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ III năm 2019 đã được UBND tỉnh tặng bằng khen. Dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao có 01 tập thể và 01 cá nhân được tặng bằng khen của UBND tỉnh

Trong 5 năm qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều di sản văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy hiệu quả.văn hóa vật thể: Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện nghiên cứu sưu tầm và lập hồ sơ khoa học cho 192 hiện vật văn hóa lịch sử của đồng bào DTTS; tiến hành kiểm kê 36 di tích phổ thông, nhà ở truyền thống của đồng bào. Thực hiện trưng bày các chủ đề về DTTS gồm: “Văn hóa các dân tộc ở Đồng Nai”, “Sắc màu văn hóa các DTTS ở Đồng Nai”, “Lễ hội truyền thống các dân tộc ở Đồng Nai”…với hơn 1000 hiện vật và hình ảnh tư liệu khoa học được chọn lọc; thực hiện hơn 18 bài viết nghiên cứu về văn hóa truyền thống của các DTTS giới thiệu trên các phương tiện truyền thông như: Tập san khoa học, Website của Sở VHTTDL, Website của Bảo tàng, Ban Quản lý Di tích, Báo Đồng Nai.. Về văn hóa phi vật thể: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học: Di sản văn hóa làng dân tộc Chơro, Các lễ cúng của người Hoa; thực hiện các đề tài: Di sản văn hóa làng tộc người Mạ ở Tà Lài, Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể làng dân tộc Mạ ở Đồng Nai; lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của dân tộc Chơro, lễ hội Yang Bơnơm (cúng thần Núi) của dân tộc Mạ; tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, kết quả thu được 8391 phiếu giúp cho quá trình nhận diện đánh giá được giá trị, sức sống và mức độ tồn tại của các loại hình di sản văn hóa trong đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh, đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Thực hiện quay phim, chụp ảnh tư liệu diễn trình lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của đồng bào dân tộc Chơro (Tx. Long Khánh và huyện Vĩnh Cửu), nghề điêu khắc đá truyền thống ở Bửu Long và lễ hội chùa Ông tại di tích quốc gia xã Hiệp Hòa (Tp. Biên Hòa), lễ cấp sắc của người Dao… phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn thực hiện nghiên cứu, biên soạn xuất bản các tác phẩm “Văn hóa văn vật Đồng Nai” và “Miếu thờ và lễ hội Làm Chay ở Biên Hòa”./.                                                                                                                                                   Trần Nhung (QLVHTTDL)