• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Làng Bến cá

Bến Cá là một làng cổ có lịch sử hình thành lâu đời ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 05km. Trong dòng chảy lịch sử, làng Bến Cá được những lớp cư dân Việt đến khai phá, lập nghiệp mà những dấu tích của một thời vẫn còn lưu giữ cho đến tận hôm nay

Toàn cảnh đình Cẩm Vinh (1).jpg
Đình Cẩm Vinh gắn với thời mở mang lập làng Bến cá

Bến Cá là địa danh văn hóa, tên Bến Cá xuất hiện từ bao giờ cũng khó mà khảo chứng. Theo Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu: vào thế kỷ XIX, địa danh Bến Cá có liên quan đến hai làng thuộc hai tổng Phước Vinh Hạ và Phước Vinh Trung, huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa. Qua đó, có thể thấy Bến Cá đã được định vị cụ thể là huyện của huyện Phước Chánh. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Chợ Bình Thảo, thôn Bình Thảo, huyện Phước Chánh, có tên nữa là chợ Ngư Tân (chợ Bến Cá) người buôn tấp nập, đường thủy, đường bộ giao thông, hàng ngoài và thổ sản, giang vị sơn hào không thiếu thức gì, là một chợ lớn ở miền núi”.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Bến Cá tuy có những thay đổi về tên gọi, địa giới hành chính, nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, công trình tín ngưỡng có giá trị gắn liền với quá trình mở mang, khai khẩn lập làng của các thế hệ người Việt như: đình Cẩm Vinh, đình Bình Ý, đình Long Hòa, đình Bình Thảo, miễu Bà, chùa Kim Cang, Nhà thờ Tân Triều… Tất cả các di tích này đều mang dấu ấn kiến trúc truyền thống, được cộng đồng gìn giữ, trao truyền liên tục các giá trị văn hóa. Việc phân bố di tích hài hòa trong không gian làng xã, mang chủ ý của người xưa đã tạo một điểm nhấn cho không gian văn hóa của ngôi làng. Bên cạnh đó, các lễ hội được tổ chức tại đình, miếu, chùa với nghi thức cúng cổ truyền, những lễ hội truyền thống dân tộc cùng với hệ thống văn tự chữ Hán qua các bài văn tế, hoành phi, liễn đối ở các đình, miễu, chùa, đã khái quát lược sử, quá trình khẩn hoang lập làng. Đồng thời, thể hiện ý chí, tình cảm của con người đối với vùng đất mới, là nguồn tư liệu quý báu góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về làng Bến Cá.

Địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều và Tỉnh uỷ lâm thời Biên Hòa.jpg
Địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước - Tân Triều và Tỉnh uỷ lâm thời Biên Hòa (Làng Bến cá xưa)

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng Tân Triều - Bến Cá là cái nôi của phong trào cách mạng ở Biên Hòa. Sự ra đời của Chi bộ cộng sản Bình Phước Tân Triều và Tỉnh uỷ lâm thời Biên Hòa đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng ở tỉnh Biên Hòa. Từ những “hạt giống đỏ” của Chi bộ Bình Phước Tân Triều, Đảng bộ Biên Hòa ngày càng phát triển mạnh. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ lâm thời, quân và dân Biên Hòa đã làm cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thành công, hoàn thành vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, cùng cả nước vững tin bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ góp phần giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.

Lang Buoi tan Trieu - Vinh Cuu (1) (1).jpg
Bến Cá còn nổi tiếng về bưởi Tân Triều

Bến Cá còn nổi tiếng về bưởi Tân Triều, có một giai thoại kể lại rằng, vào năm 1869, một cha xứ ở nhà thờ Tân Triều (thành lập năm 1778) đã mang hai cây bưởi gốc từ Brazil về trồng trong sân nhà thờ. Thấy sum suê trái nên người dân nơi đây xin chiết nhánh bưởi về trồng, nhân rộng ra cùng một số giống bưởi khác. Và giờ đây, Tân Triều đã trở thành làng bưởi nức tiếng của Biên Hòa với nhiều loại bưởi như: bưởi đường, bưởi thanh, bưởi thanh, bưởi ổi… mỗi loại có một hương vị đặc trưng khác nhau.

Ngày nay, cùng với làng cổ Phú Hội, Bến Gỗ, Cù lao Phố, làng Bến Cá là một trong điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

                                                                                                                           Nguyễn Hiên (Bảo tàng tỉnh)