• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Đồng Nai tổ chức trình diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ

Nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức chương trình diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ với sự tham gia biểu diễn của các nghệ nhân, tài tử đờn và ca của Câu lạc bộ Đờn Ca tài tử tỉnh Đồng Nai
 Chương trình được biên tập gồm các tiết mục ca ngợi Bác Hồ, các tấm gương anh hùng, ca ngợi quê hương đất nước, các bậc tiền nhân… Chương trình diễn ra vào lúc 19g30 ngày 23/3/2019 tại UBND huyện Tân Phú. Đây là hoạt động văn hóa lành mạnh, bổ ích, góp phần giữ gìn và phát triển nghệ thuật đàn và ca độc đáo của vùng đất Nam bộ.
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế k 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây ghita phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đã công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam được UNESCO công nhận theo các tiêu chí: Đây là loại hình nghệ thuật do cộng đồng 21 tỉnh/thành phố thuộc miền Nam Việt Nam cùng nhau tạo ra. Đờn ca tài tử là một phần bản sắc của người dân phía Nam và được trao truyền từ đời này qua đời khác, được đảm bảo tính tiếp nối liên tục.
Tại Đồng Nai, hàng năm Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh và các địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động, liên hoan, cuộc thi cấp huyện, tỉnh, khu vực và tham gia liên hoan toàn quốc về Đờn ca tài tử nhằm phát huy giá trị truyền thống và nghệ thuật của loại hình này./.
Don ca tai tu 3.jpg

Trọng Tá