• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *
Huyện Trảng Bom quan tâm xây dựng các công trình văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như quốc gia nào cũng đứng trước thử thách của phát triển đó là xu hướng toàn cầu hóa. Đó là quá trình giao lưu, học hỏi, là quá trình “cho” và “nhận” các giá trị văn hóa, tinh thần giữa các dân tộc. Việt Nam chủ trương tìm kiếm con đường phát triển riêng phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Để nhiệm vụ đó được thực hiện thành công, chúng ta cần phải ra sức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã được khẳng định tại Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của ban chấp hành Trung ương Đảng: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc… Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế…”
Trong những năm qua Huyện Trảng Bom đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có việc tôn tạo và xây dựng các công trình văn hóa mang ý nghĩa “về nguồn” như: Khu di tích lịch sử căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa U1; Bia chiến thắng yếu khu quân sự Trảng Bom; Đền thờ Liệt sỹ; Công viên văn hóa Hùng Vương… Năm 2005, Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hòa U1 được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định số 1566/QĐ.CTUBND ngày 21/4/2005. Từ đó đến nay, di tích thường xuyên được trùng tu, tôn tạo và xây dựng các hạng mục công trình bao gồm: Đền tưởng niệm, Nhà lưu niệm, Cụm tượng đài, Bia lưu niệm…  ghi dấu một thời kỳ lịch sử đấu tranh hào hùng của quân dân Biên Hoà  - Đồng Nai trong sự nghiệp kháng chiến, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là biểu tượng anh hùng của “miền Đông gian lao mà anh dũng”, là chứng tích lịch sử góp phần giáo dục các thế hệ mai sau về tấm lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và tỏ lòng tri ân đời đời của các tế hệ con cháu với những cống hiến, hy sinh để bảo vệ tự do, độc lập của tổ quốc. Bên cạnh đó, không gian xanh mát, trong lành của Khu di tích còn phù hợp với việc tổ chức các tour du lịch, tham quan, dã ngoại và học tập, sinh hoạt về nguồn góp phầ khẳng định tính ưu Việt của việc giáo dục truyền thống bằng phương pháp trực quan thông qua những chứng nhân, di tích lịch sử đồng thời khơi dậy tiềm năng du lịch về nguồn trên địa bàn huyện Trảng Bom phát triển xứng tầm với tiềm lực kinh tế - xã hội của huyện.

Cũng với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng trong năm 2005, Huyện Trảng Bom đã tổ chức khánh thành Đền thờ liệt sĩ với diện tích xây dựng 393m2, tọa lạc trên khuôn viên 2.988m2, bên cạnh Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom. Tổng kinh phí xây dựng là 2,5 tỷ, trong đó số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp 1,8 tỷ từ nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân đã tích cực ủng hộ công trình “đền ơn, đáp nghĩa” của huyện. Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom hiện có 1.215 ngôi mộ liệt sĩ, là những người con của mọi miền đất nước nằm xuống mảnh đất cửa ngõ vào Biên Hòa, Sài Gòn trong công cuộc giải phóng đất nước. Để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sỹ, tại nơi này các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể huyện thường xuyên tổ chức lễ viếng nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Những đóa hoa tươi, những nén nhang thơm và những ngọn nến tri ân đã được các đại biểu kính cẩn đặt lên từng phần mộ của mỗi liệt sĩ nhằm tỏ lòng tri ân đối với những người đã anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc và hứa với các anh, cán bộ, nhân dân huyện Trảng Bom sẽ tiếp tục ra sức phấn đấu học tập, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó huyện còn thường xuyên thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, chú trọng tôn tạo, tu bổ công trình ghi công liệt sĩ, bia đài tưởng niệm, tường rào, phù điêu cổng đền thờ, chăm sóc các phần mộ liệt sỹ nhằm phát huy nét đẹo truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ con cháu mai sau.

Một trong những địa điểm lịch sử lưu dấu chiến công hiển hách, tự hào của quân và dân Trảng Bom đó là Bia ghi dấu sự kiện Chiến thắng Yếu khu Quân sự Trảng Bom - một công trình lịch sử văn hóa phản ánh truyền thống đấu tranh hào hùng của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là “Địa chỉ Đỏ” góp phần trong việc tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt với thế hệ trẻ. Di tích “Địa điểm Chiến thắng Yếu khu Quân sự Trảng Bom” thường xuyên được trùng tu, bảo vệ và tôn tạo được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh. Trong các dịp lễ kỷ niệm, các hoạt động chính trị - xã hội của huyện đều tổ chức nghi thức dâng hương tưởng niệm tại Bia chiến thắng yếu khu quân sự Trảng Bom nhằm tuyên truyền, giáo dục các thế hệ trẻ của huyện về lòng yêu nước, tinh thần quật khởi, truyền thống đấu tranh bất khuất, anh dũng của quân dân Trảng Bom - Đồng Nai trong công cuộc chống kẻ thù xâm lược.

Một trong số những công trình văn hoá đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của huyện Trảng Bom chính là Công viên văn hoá Hùng Vương. Đây là công trình văn hóa mang tính chất tâm linh có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, biểu thị tấm lòng và ước vọng của những người con phương Nam nói chung và của người dân Trảng Bom nói riêng luôn vọng về Quốc Tổ. Nằm ở trung tâm của công viên là Đền thờ  Hùng Vương - nơi lý tưởng để cho con người Việt Nam nhớ đến cội nguồn “con Hồng cháu Lạc”, tưởng nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các Vua Hùng như Bác Hồ đã nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng giữ lấy nước. Công viên văn hóa Hùng Vương huyện Trảng Bom được xây dựng trên diện tích gần 11.000 m2 với tổng mức đầu tư gần 39 tỷ đồng thực hiện xã hội hoá. Đây là công trình trọng điểm của huyện và được thực hiện từ nay đến năm 2019 và chia làm 2 giai đoạn. Năm 2018 huyện Trảng Bom đã hoàn thành giai đoạn I với các hạng mục: nhà tưởng niệm vua Hùng, nhà Bia, Nghi môn, hệ thống giao thông chính, hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, chống sét, vườn hoa, khuôn viên cây xanh. Trong giai đoạn 2 từ năm 2018 đến năm 2019, huyện Trảng Bom tiếp tục hoàn thiện giai đoạn II với các hạng mục: nhà điều hành, hội trường, nhà triển lãm, nhà nghỉ chân và nhiều hạng mục quan trọng khác. Công viên văn hoá Hùng Vương được xây dựng và đưa vào sử dụng đã và đang đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí của nhân dân trong và ngoài huyện. Nhiều người dân trên địa bàn huyện đã tự hào nói rằng: “ Dù không thể về đến quê hương đất Tổ nhưng người dân Trảng Bom vẫn sẽ tự hào mỗi khi nhắc nhau “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Công viên văn hoá Hùng Vương góp phần thoả mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng. Trong mỗi dịp quốc lễ giỗ tổ, người dân sinh sống trên địa bàn toàn huyện sẽ có điều kiện để đến đây thắp nhang, tưởng niệm đến vị Quốc Tổ của dân tộc”. Công viên văn hoá Hùng Vương - Đền thờ Hùng Vương tại thị trấn Trảng Bom đã góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhất là đối với thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là một trong những thách thức lớn đối với các cấp uỷ, chính quyền  trong giai đoạn bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của khoa học, công ghệ với xu hướng hội nhập quốc tế. Huyện Trảng Bom đã chú trọng xây dựng, trùng tu, tôn tạo các công trình văn hoá - lịch sử nhằm góp phần tuyê truyền, giáo dục cho nhân dân, các tầng lớp thanh, thiếu niên, sinh viên học sinh nâng cao nhận thức, tình yêu tha thiết đối với vùng đất và con người Trảng Bom “gian lao mà anh dũng” đang từng bước trưởng thành, lớn mạnh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, công nghiệp hoá, hiện đại hoá./.

Một số công trình văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện Trảng Bom

Bia chien thang .jpg
Bia chiến thắng

Cum tuong dai U1.JPG
Cụm tượng đài U1

Den tho Liet si.JPG
Đền thờ liệt sỹ

Kim Duyên – Phòng VTTT huyện Trảng Bom

Tin khác

    Chưa nhập tin cho chuyên mục này.