Tập huấn triển khai Luật PCBLGĐ sửa đổi tại thành phố Biên Hòa
Tuy nhiên, hành lang pháp lý
mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là sự thực thi một cách nghiêm
túc, trách nhiệm của chính quyền, tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương tới
địa phương nhằm góp phần giảm thiểu những hành vi bạo lực, để không còn
tiếp diễn những đau đớn về thể chất, tinh thần của nạn nhân.
Phát động Tháng
hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
.JPG)
Tập huấn trực tiếp và trực
tuyến triển khai Luật PCBLGĐ sửa đổi tại Tỉnh đoàn.
Để đưa Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình (BLGĐ) nhanh chóng đi vào cuộc sống, tăng cường
tính khả thi, đặc biệt là các nội dung mới trong Luật sửa đổi, ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã chủ động đấy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền rộng khắp để mọi người dân, gia đình, cơ quan, tổ
chức hiểu rõ, thực hiện đầy đủ, chính xác các quy định.
Lễ phát động ̣Tháng hành
động quốc gia về phòng, chống BLGĐ được tổ chức ngày 16 tháng 6 năm
2023. Tại Lễ phát động bà Nguyễn Thị ̣Mộng Bình - Phó giám đốc
Sở VHTTDL nhấn mạnh, phòng, chống BLGĐ là trách nhiệm của
các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong đó, mỗi gia đình văn hóa tiêu biểu như
một kênh thông tin tuyên truyền hữu hiệu, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về
phòng, chống bạo lực gia đình. Các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác truyền thông về phòng, chống BLGĐ; phối hợp thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực; xử lý nghiêm các
vi phạm pháp luật trong phòng, chống BLGĐ.
Cùng với hoạt động trên, Sở VHTTDL
thực hiện 100 băng rôn tuyên truyền trên các trục đường chính trên địa bàn
thành phố Biên Hòa về chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” và các
thông điệp: Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc; Đầu tư cho
công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững; Gia đình: điểm xuất phát
và đích đến của chính sách; Hệ giá trị gia đình là hạt nhân của hệ giá trị quốc
gia; Gia đình là nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp; Hạnh
phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực…
Sở cũng đã phối hợp với Báo Đồng
Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai thực hiện 02 phóng sự “Gia đình
hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”, tuyên truyền, giới thiệu các tấm
gương gia đình văn hóa tiêu biểu; đồng thời thực hiện triển lãm ảnh với chủ
đề “Gia đình hanh phúc - nơi gắn kết yêu thương”, trưng bày gần 200 ảnh và
6 tranh cổ động, giới thiệu nhiều ảnh đẹp về các gia đình, những hoạt động tôn
vinh các gia đình văn hóa tiêu biểu.
Bên cạnh đó, Sở VHTTDL đã
tổ chức Ngày hội gia đình tỉnh Đồng Nai có 22 gia đình văn hóa tiêu biểu
đến từ 11 huyện, thành phố. Các gia đình tham gia dự thi các nội dung: Gia đình
tài năng (nấu 1 bữa cơm gia đình với chủ đề “Món ngon mỗi tuần”) và giao
lưu, tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu. Phòng Văn hóa và Thông
tin các huyện, thành phố cũng tổ chức các hoạt động Kỷ niệm Ngày gia
đình Việt Nam và Tháng hành động phòng, chống BLGĐ cụ thể: Thành phố Biên Hòa
tổ chức Hội thi nấu ăn và Hội thi Karaoke Gia đình cùng hát
với hơn 60 gia đình tham gia; huyện Cẩm Mỹ tổ chức cuộc thi “Ảnh
đẹp gia đình” trên fanpage “Người Cẩm Mỹ”…
Năm 2023, Sở VHTTDL đã chọn 3
gia đình văn hóa tiêu biểu tham gia Ngày hội Gia đình các tỉnh Đông
Nam bộ lần thứ XII tại tỉnh Tây Ninh. Ngày hội thu hút 18 gia đình
đến từ 6 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và
Bình Phước. Các gia đình cùng tham gia 2 phần thi: “Gia đình vui khỏe” và “Gia
đình tài năng”. Kết thúc Ngày hội, đoàn Đồng Nai đoạt giải khuyến khích
toàn đoàn, gồm: Giải nhì phần thi “Gia đình tài năng”; ở phần thi “Gia
đình vui khỏe” có 02 giải khuyến khích môn Ngậm thìa múc chanh di chuyển.
Ban Tổ chức Ngày hội đã trao cờ luân lưu tổ chức Ngày hội Gia đình các
tỉnh Đông Nam bộ lần thứ XIII năm 2024 cho tỉnh Bình Thuận.
Có thể nói, những hoạt
động kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động quốc gia phòng, chống BLGĐ
không chỉ là một sự kiện văn hóa thường niên nhằm tôn vinh vai trò, ý nghĩa của
gia đình mà còn nhắc mỗi người về bổn phận, trách nhiệm gìn giữ, phát huy bao
giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt.
Tích cực triển
khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
.JPG)
Tổ chức sinh hoạt mẫu truyền
truyền Luật PCBLGĐ tại nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tại ấp 4, xã Tà Lài,
Tân Phú
Trong bối cảnh công nghệ thông tin
bùng nổ như hiện nay, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong phòng,
chống BLGĐ. Thay đổi được nhận thức thì mới thay đổi được hành vi, do
vậy việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về phòng,
chống BLGĐ đã và đang góp phần phòng ngừa hiệu quả tình trạng
bạo lực trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở VHTTDL đã tổ
chức huấn nghiệp vụ công tác gia đình năm 2023 từ 12 đến
15/7/2023 với sự tham gia của gần 1.000 học viên trực tiếp tại huyện
tân Phú (tập trung huyện Tân Phú, Định Quán); Thành phố Long Khánh (tập trung
các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Xuân Lộc), Thành phố Biên Hòa (tập trung các huyện:
Vĩnh Cửu, Long hành, Trảng Bom, Nhơn Trạch). Đồng thời, tập huấn trực tiếp
và trực tuyến tại Tỉnh đoàn Đồng Nai cho 11 huyện, thành đoàn. ThS.
Luật sư Đỗ Đăng Khoa - ủy viên Hội Luật gia Quận 7 - thành phố Hồ Chí Minh
đã triển khai tuyên truyền Luật Phòng, chống BLGĐ
sửa đổi.
Theo luật sư Đỗ Đăng Khoa, nhằm đẩy lùi
bạo lực gia đình, điều quan trọng nhất là: Mỗi cá nhân cần bổ sung thêm các kỹ
năng tự bảo vệ, các kiến thức pháp luật, nhận biết rõ dấu hiệu, hành vi bạo lực
để chủ động ứng xử đúng Luật "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Những người
bị bạo hành cần vượt qua định kiến và nỗi đau của chính mình để chia sẻ với
người thân, bác sĩ hay tìm đến các phòng tư vấn, trung tâm tư vấn, đường dây
nóng, các tổ hòa giải, nhóm hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành. Đồng thời phải nhìn
thẳng vào vấn đề và dũng cảm đối mặt, trường hợp nghiêm trọng cần chủ động báo
tin, phối hợp với các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp
thời. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần quan tâm, thực thi
nghiêm túc quy định pháp luật, xử lý nghiêm với những người gây ra bạo lực.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở
VHTTDL đã trang bị 30 tủ sách, 30 bộ sách (mỗi bộ 18 đầu sách) cho 30 CLB gia
đình, nhóm phòng, chống bạo lực tại các địa phương: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,
Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và Long Khánh. Đồng thời, trang bị 300
bộ đồng phục (áo, mũ) cho 60 nhóm phòng, chống BLGĐ tại 10 huyện, thành phố
(trừ TP.Biên Hòa). Sở đã phát hành gần 3.000 tài liệu tuyên
tuyền cho các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình,CLB Gia đình
phát triển bền vững và CLB “Nam giới nói không với bạo lực gia đình”.
.JPG)
1 buổi tuyên truyền pháp
luật của Trung tâm văn hóa - Điện ảnh lồng ghép trong chương trình Tuyên truyền
lưu động
Hiện nay, Đội Tuyên truyền
lưu động Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tích cực đưa các chương
trình văn nghệ về cơ sở phục vụ. Trong đó, đội lồng ghép biểu diễn
nhiều tiểu phẩm có nội dung triển khai Luật Phòng, chống BLGĐ đến
với đối tượng học sinh; đồng thời, tổ chức giao lưu, trò chuyện giúp
các em tìm hiểu, nhận biết các nguyên nhân, nguy cơ và hành vi để giảm
thiểu bạo lực từ trong gia đình và xã hội.
Bà Nguyễn Thị Mộng
Bình - Phó giám đốc Sở VHTTDL cho biết,
để thực hiện hiệu quả công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ, thời
gian tới, Sở sẽ kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, chú
trọng tuyên truyền, phát huy hiệu quả hoạt động và nhân rộng các mô
hình; tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực xã hội hóa phục vụ công
tác gia đình và phòng, chống BLGĐ. Cùng với đó, biểu dương những tổ
chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác gia đình, đặc biệt là những người
làm công tác gia đình ở cộng đồng.
“Xây dựng các thiết chế gia
đình bền vững cũng được xem là giải pháp “nội lực” để phòng, chống BLGĐ,
tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực. Đặc biệt, cần tích cực triển khai, đưa
Luật Phòng, chống BLGĐ sửa đổi, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 đi vào
cuộc sống” - bà Mộng Bình nhấn mạnh./.
Như Quỳnh