• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Long trọng tổ chức Lễ giỗ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh năm 2024

Sáng 21/6, tại di tích Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, UBND thành phố Biên Hòa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ giỗ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh năm 2024.

21-6-2024 (17).jpg
Đại biểu tham dự Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh năm 2024

Đến dự lễ có các đồng chí: Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Thái Bảo, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Văn Phước, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Huỳnh Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy; Trần Trung Nhân, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Phạm Xuân Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Cao Tiến Dũng, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Sơn Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Văn Nam, Bí thư Thành ủy Biên Hòa; Lê Thị Ngọc Loan, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố Biên Hòa và các tầng lớp nhân dân.

Trong không khí trang nghiêm và thành kính tri ân, các đại biểu đã thực hiện nghi thức diễu hành, dâng lễ vật, dâng hương; đọc chúc văn tưởng nhớ công ơn Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh, ôn lại lịch sử hơn 325 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

21-6-2024 (25).JPG
Đoàn diễu hành, dâng lễ vật 
tưởng nhớ công ơn Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh


21-6-2024 (18).JPG

Không gian văn hóa, ẩm thực là một trong những hoạt động thu hút nhiều người dân 

21-6-2024 (19).JPG

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống, tại sân khấu ngoài trời, các trường học tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Biên Hòa tổ chức các gian hàng ẩm thực, các trò chơi dân gian, trưng bày và viết thư pháp, Hội thi vẽ tranh chủ đề các nhân vật lịch sử, cảnh đẹp vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, Chương trình nghệ thuật do Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn.

21-6-2024 (5).JPG

Chương trình nghệ thuật do Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn

Trước đó, ngày 20/6 nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức sôi nổi nhân kỷ niệm Ngày Giỗ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Bảo tàng Đồng Nai tổ chức triển lãm ảnh đẹp về vùng đất, con người Đồng Nai hơn 325 năm hình thành và phát triển; trưng bày hàng trăm hiện vật gốm Biên Hòa xưa và nay, các hiện vật gốm từ lòng sông Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa tổ chức biểu diễn đờn ca tài tử và bắn pháo sáng nghệ thuật. 

21-6-2024(30).jpg
Bắn pháo sáng nghệ thuật đêm 20/6

Đây là hoạt động phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, ghi nhận công đức đối với Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - vị tướng đặt nền móng cho vùng đất, người có công đầu trong thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất Nam Bộ.

21-6-2024 (1).JPG
Bảo tàng Đồng Nai tổ chức triển lãm ảnh đẹp về vùng đất, con người Đồng Nai hơn 325 năm hình thành và phát triển

21-6-2024 (2).JPG 

Hội thi vẽ tranh chủ đề các nhân vật lịch sử, cảnh đẹp vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai​

​Theo các tài liệu lịch sử ghi chép, Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Chính danh của ông Là Nguyễn Hữu Cảnh, người miền Nam húy tên ông nên gọi là “Kiểng”. Ông là con thứ ba trong gia đình có cha là Tiết chế chiêu võ hầu Nguyễn Hữu Dật, anh trai là Cai cơ hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào đều là những bậc danh tướng của đương triều. Nội tổ là Nguyễn Hữu Văn, một công thần thời Hậu Lê khi mất được phong tước Triều Văn Hầu.
Mùa xuân, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, kinh lược xứ Đồng Nai, thiết lập được bộ máy hành chính là các tỉnh Miền Đông Nam Bộ ngày nay và lấy đất Nông Nại ( Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai) làm Gia Định phủ được chia thành hai huyện: Lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), Lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Sài Gòn). Với cương vị, nhiệm vụ được giao trong chuyến kinh lược, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh đã thực hiện xuất sắc ý định của chúa Nguyễn: nhanh chóng tạo nên sự ổn định, xác lập chủ quyền vùng đất mới Đồng Nai - Gia Định, chính thức hóa vào lãnh thổ nước Việt.

21-6-2024 (21).JPG
Phố Ông đồ - 
trưng bày và viết thư pháp


Tại Cù lao Phố, phường Hiệp Hòa hơn 325 năm trước, Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất Đồng Nai, mở ra dấu ấn lịch sử quan trọng cho cả vùng đất Nam Bộ. Cũng tại đây, ngày 16/5/1700 nhân dân Cù Lao Phố - Trấn Biên chiêm bái Đức ông trước khi di quan về an táng tại quê nhà ở Quảng Bình sau cơn bạo bệnh trong chuyến công du lần thứ hai ở miền Nam. Nhân dân thương tiếc và để ghi nhớ công lao cũng như những đóng góp của ông trong công cuộc mở mang, phát triển vùng đất mới đã quyết định rước vong linh đưa ông vào thờ tại miếu Bình Kính xem như Thần Thành Hoàng của làng đầy hiển linh, luôn giúp cho xứ sở bình an, thịnh vượng, từ đó tên gọi đình Bình Kính (làng Bình Kính) - Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (cách gọi hiện nay) tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Các đời vua nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã 4 lần ban sắc phong nhằm tưởng nhớ công đức to lớn Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Đặc biệt, tại gian chánh điện hiện còn bộ áo mão, cân đai tương truyền của đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh sử dụng năm xưa. Khi ông mất, nhân dân Biên Hòa đã lưu giữ như một kỷ vật quý báu của làng và thờ cúng qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày 16/5 (âm lịch) tại đền thờ người dân tổ chức lễ giỗ của Ông thu hút đông đảo nhân dân dâng hương, chiêm bái. Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991./.

Hoàng Anh