• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025

Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu cụ thể số hóa 100% dữ liệu các loại hình lễ hội truyền thống
 02-8-2021 (3).jpg

​Lễ hội Kỳ yên tổ chức hàng năm tại Đình Tân Lân - Biên Hoà, Đồng Nai

Đề án số hóa sẽ triển khai các nội dung gồm: Điều tra, thống kê các loại hình lễ hội; số hóa, chuẩn hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội; xây dựng, vận hành phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu nhập số liệu điều tra, Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam và bổ sung trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ việc nhập liệu, xử lý, tổng hợp và khai thác cơ sở dữ liệu; đào tạo, tập huấn khai thác sử dụng phần mềm; duy trì, vận hành hàng năm. Bên cạnh đó, đầu tư hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và cổng thông tin về lễ hội truyền thống Việt Nam.

Việc xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về lễ hội Việt Nam cho phép lưu trữ, quản lý, khai thác và báo cáo từ các nguồn dữ liệu số hóa và điều tra thống kê, đảm bảo việc tra cứu thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về lễ hội, có khả năng tích hợp, chia sẻ và kết nối với các cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ VHTT&DL, hệ thống đảm bảo an toàn dữ liệu. Từ cơ sở dữ liệu quản lý trên phần mềm, sẽ được đẩy lên Cổng thông tin lễ hội Việt Nam (đầu tư xây dựng đồng thời cùng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu), kết nối Internet phục vụ nhu cầu tra cứu và sử dụng của bạn đọc và quảng bá về giá trị văn hóa của lễ hội Việt Nam. Đề án sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian 5 năm, chia làm 2 giai đoạn (từ 2021 - 2022 và từ 2023 - 2025)./.

Hoàng Anh