• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Lưu giữ kỷ vật tình yêu đôi lứa trong thời chiến

Bảo tàng Đồng Nai hiện lưu giữ hơn 21.000 hiện vật. Trong đó có lưu giữ những kỷ vật là minh chứng cho tình yêu đôi lứa thủy chung, son sắc trong thời chiến như những bức thư tình được viết và được gửi về từ chiến trường ác liệt, hay những tấm vải thêu là tín vật tình yêu của cô gái gửi cho người chồng tương lai của mình. Những kỷ vật tình yêu đôi lứa ấy chính là “máu thịt” của cuộc đời, ta có thể hình dung ra được từng số phận của con người và cao hơn nữa là hơi thở của thời đại “Sống là để yêu thương và dâng hiến”. Âm hưởng chung trong những kỷ vật ấy là sự căm thù giặc, tình yêu đôi lứa trong sáng đến cao cả, luôn sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho lý tưởng và cách mạng.

thu tinh yeu thoi chien 2019.jpg
​​​Thư viết tại An Hòa ngày 18-3-1974 - Thanh Dân gửi người yêu ở hậu phương trước ngày lên đường

Những bức thư tình thời chiến

Chiến tranh không chỉ có đạn bom, hy sinh và mất mát mà chính trong sự khốc liệt ấy đã có những tình yêu được ươm mầm nảy nở cho đến ngày ra hoa kết trái. Tình yêu đôi lứa gắn với tình yêu đất nước để từ đó những người yêu nhau mang nặng lời thề quyết tâm chiến đấu giành độc lập dân tộc để có ngày đoàn tụ trong chiến thắng:“Thương chồng quyết thi đua công tác. Nhớ vợ càng gắng sức lập công”. Những trang thư là những kỷ vật trong bom đạn vẫn được lưu giữ sau chiến tranh như minh chứng về một tình yêu nhất mực thủy chung, son sắt. Bom đạn của chiến tranh có thể tàn phá đi bất cứ thứ gì nhưng không thế hủy diệt tình yêu quê hương đất nước trong đó có tình yêu lứa đôi. Chính tình yêu lứa đôi trong chiến tranh đã khiến tình yêu Tổ quốc thêm mãnh liệt.

“Anh thương nhớ! Hôm nay em biên thư này gửi về thăm anh mạnh khỏe em mừng nhiều lắm đấy. Anh nhớ! Từ khi em bị bắt đến nay chắc anh khổ tâm nhiều khi nghĩ đến việc em bị tra tấn. Nhưng anh đừng lo, đó chỉ là một việc tầm thường của chiến tranh thôi mà, trách nhiệm mình phải góp phần nhỏ, chắc anh hình dung em sẽ không chịu nổi sự đánh đập đó, nhưng anh đừng lo cho em việc ấy. Đối với anh cũng như những người thân, em là một người mềm yếu, nhưng đối với những người khác thì không bao giờ nhận được ở em một giọt nước mắt nào cả. Tuy rằng em đang mang trong mình giọt máu của anh, là em phải bảo vệ nó, dù chúng cố tình phá bỏ nó đi, nhưng chúng không thể thắng em được đâu anh ạ”. (Thư viết ngày 04/7/1974 – người vợ Cẩm Nhung đang bị giam giữ ở nhà lao Thủ Đức gửi cho chồng)

Những người lính đi chiến trận không hẹn ngày về và cả người con gái ở hậu phương cũng ngã xuống vì bom đạn. Chỉ còn những bức thư, những dòng nhật ký lưu lại những chuyện tình, những lời tỏ tình dù là thành công hay thất bại nhưng cũng đầy day dứt trong khói lửa chiến tranh. Người ta yêu nhau như vậy giữa thời chiến, thủy chung một lòng với niềm tin mãnh liệt sẽ gặp lại trong ngày độc lập. 

 “Em! Thương em nhiều quá anh không biết nói gì để lại em trước phút chia xa, và vơi bớt đi những nỗi nhớ thương trong những ngày vắng xa sắp đến. Rồi mai đây khi em buồn ai sẽ âu yếm vỗ về em? Và em khóc ai sẽ lau từng giọt lệ? Ước gì quê hương thôi chinh chiến hở em, ngày đó anh sẽ sống kề cận bên em, và sẽ dìu em đi trọn suốt quãng đời còn lại”. (Thư viết tại An Hòa ngày 18/3/1974 - Thanh Dân gửi người yêu ở hậu phương trước ngày lên đường)

Tấm vải thêu hai chữ “Hà - Nhàn” và tình yêu thủy chung, son sắc của người lính

tam vai theu tinh yeu doi lua 2019.jpg
Tấm vải thêu hai chữ “Hà - Nhàn” và tình yêu thủy chung, son sắc của người lính

Đối với người Việt Nam nói chung và người dân Đồng Nai nói riêng, chiến tranh tàn khốc luôn là một phần đau xót của ký ức, đã gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà và anh em, bạn bè xa nhau. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, nhưng những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra không thể nào giết chết những tình cảm tốt đẹp như tình đồng chí, tình yêu quê hương, tình cảm gia đình và đặc biệt nhất là tình yêu đôi lứa. Những tình cảm ấy là nơi vun đắp tâm hồn, là nỗi nhớ mỗi lúc đi xa, là điểm tựa để người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh ác liệt, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Năm 1968, khi quyết định Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân được phổ biến đến các đơn vị thì công tác chuẩn bị rất khẩn trương và cấp bách. Tại Đồng Nai địa bàn thị xã Long Khánhmột vị trí chiến lược đế quốc Mỹ đặt cơ quan trọng yếu, cùng Sư đoàn 18 Ngụy thực hiện chốt quan trọng bảo vệ cửa ngõ Sài Gòn. Đồng thời, đây cũng là trọng điểm mà quân và dân ta chun bị cho cuộc tập kích chiến lược năm 1968 để giành thắng lợi. Vào đầu tháng 6 năm 1968, Tiu đoàn 28 Đặc công cùng phối hợp với Tiểu đoàn 8 Đặc công, thuộc Sư đoàn 5, chuẩn bị cho một cuộc tập kích quy mô đánh vào Sư đoàn 18 Ngụy tại Long Khánh nhằm tiêu diệt lực lượng tại đây, đng thời mở đường cho các đơn vị khác đánh vào Thị xã Long Khánh nhằm chiếm giữ các chốt quan trọng của địch.

Sau buổi bàn bạc kế hoạch tác chiến giữa Tiểu đoàn 28 - Đặc công và Tiểu đoàn 8 - Đặc công thuộc Sư đoàn 5, thì đồng chí Hà (nguyên là Tiểu đoàn trưởng đoàn 8 Đặc công, Sư đoàn 5) quê gc Bến Tre đã trao cho đng chí Đinh Hoàng Võ người bạn thân nhất nguyên là Chính trị viên Phó Tiểu đoàn 28 Đặc công một bức thư và một tấm vi thêu hai chữ “Hà - Nhàn”, nhờ bạn giữ giùm trước khi ra trận. Đồng chí Hà đã căn dặn lại cho đng chí Đinh Hoàng Võ rằng: Nếu khi ra trận có hề gì thì nhờ đồng chí Võ chuyển bức thư cũng như tấm vải thêu này về cho người tên là Nhàn (thư ký của Tiểu đoàn Đặc công 8, Sư đoàn 5). Ngay ngày hôm sau, trong cuộc tng công kích vào Sư đoàn 18 Ngụy, đồng chí đã hy sinh.

Tấm vi thêu hai chữ “Hà - Nhàn” là kỷ niệm của đôi vợ chồng mới đăng ký đính hôn tại chiến trường - đó là một mối tình đẹp giữa đồng chí Tiểu đoàn trưởng và cô thư ký cùng đơn vị Tiểu đoàn 8 Đặc công, Sư đoàn 5. Họ đã tìm hiểu và yêu nhau, nhưng do cuộc kháng chiến quá khốc liệt, cũng như thời gian và hoàn cnh không cho phép họ tổ chức đám cưới. Vì vậy, dưới sự chứng kiến của đồng đội, đồng chí Hà và đồng chí Nhàn đã được đăng ký đính hôn vi nhau theo cách riêng của người lính nơi chiến trường ác liệt. Họ hẹn thề với nhau khi đất nước độc lập sẽ tổ chức đám cưới. Bằng chng cho lời thề ước đính hôn của một tình yêu son sắt, đợi chờ này, là đồng chí Nhàn đã trao cho đng chí Hà - người chồng tương lai của mình một tấm vải do chính tay chị thêu hai chữ “Hà - Nhàn”.

Nhưng niềm hạnh phúc đợi chờ ngày đất nước thống nhất họ sẽ cưới nhau đã không thực hiện được, khi đồng chí Hà đã hy sinh trong cuộc tập kích vào Sư đoàn 18 Ngụy tại xã Long Khánh vào đầu tháng 6 năm 1968. Với niềm tiếc thương người bạn đã hy sinh tại chiến trường, đồng chí Đinh Hoàng Võ đã nguyện giữ lại tấm vải thêu cùng với bức thư để tự tay trao lại cho người vợ chưa cưới của đồng chí Hà. Thế nhưng, chưa kịp thực hiện được điều mong muốn của người bạn thân thì vào cuối năm 1969, đng chí Đinh Hoàng Võ lại nhận được hung tin, đồng chí Nhàn (quê gốc Đồng Nai) cũng đã hy sinh tại chiến trường gần Biên giới Campuchia sau lần bị địch càn quét.

Với niềm thương nhớ, xúc động khôn nguôi về hai người bạn đã hy sinh tại chiến trường, đồng chí Đinh Hoàng Võ (hiện đang công tác và sinh sống ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) đã giữ lại kỷ vật về mối tình thủy chung, sắc son của đồng chí Hà và đồng chí Nhàn. Đến đầu năm 2012, nhận thấy kỷ vật có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đng chí Đinh Hoàng Võ đã trao cho Bảo tàng Đồng Nai lưu giữ, trưng bày nhằm giới thiệu đến thế hệ trẻ v truyền thống đấu tranh cách mạng và ý thức về công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Khói lửa, đạn bom của chiến tranh nay không còn nữa, đất nước ta nay đã được hồi sinh, một sức sống mãnh liệt đang đâm trồi từ những gian khổ và hy sinh. Ngày nay, chúng ta hướng về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc là trở về với các giá trị trường cửu, chiêm nghiệm chân dung những người con ưu tú đã góp phần to lớn vẽ nên một Việt Nam thời hoa lửa bừng cháy trong lòng mỗi người, hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử của con người Việt Nam thời hoa lửa./.

                                                                                                                  Uyên Linh (Bảo tàng Đồng Nai)