• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Xây dựng Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2035/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 về Kế hoạch thực hiện Paris về biến đổi khí hậu. Theo đó, thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu yêu cầu các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, tham gia vào quá trình lập kế hoạch thích ứng và thực hiện các hành động, có thể bao gồm: Triển khai các nổ lực, hành động thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng và thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu; Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nhằm xây dựng các hành động ưu tiên của quốc gia, có tính đến những người dân, địa điểm và hệ sinh thái dễ bị tổn thương; Giám sát, đánh giá và rút ra các bài học từ kế hoạch, chính sách, chương trình và hành động thích ứng; Tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống kinh tế - xã hội và sinh thái, bao gồm việc đa dạng hóa kinh tế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên
 DSC02020.JPG
​Các quốc gia cũng đã thống nhất mục tiêu của Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu là nhằm:Giảm tính dễ bị tổn thương đối với các tác động của biến đổi khí hậu, bằng cách tăng cường năng lực thích ứng và khả năng chống chịu; Tăng cường việc lồng ghép các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, chương trình, dự án có liên quan, đặc biệt là trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành và địa phương.

Mục tiêu của Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam là đánh giá được những rủ ro, mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu đối với các ngành, lĩnh vực, kết quả đạt được của các hành động thích ứng đã triển khai, xác định những thiếu hụt và nhu cầu thích ứng biến đổi khí hậu từ đó đề ra các giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên của các Bộ, ngành và địa phương trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo.

11. Căn cứ Sở Chỉ huy Đặc khu Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác.JPG
Căn cứ Sở Chỉ huy Đặc khu Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác
Đứng trước những tác động của biến đổi khí hậu có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ năm 2010, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thực hiện “Dự án tổng thể về ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020”. Trên cơ sở kết quả dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2011, căn cứ trên kế hoạch này và các cơ sở pháp lý liên quan, tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2100”. Dự án đã chỉ ra một số khu vực có nguy cơ ảnh hưởng từ tác động của biến đổi khí hậu như Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nằm dọc hai bên bờ sông Đồng Nai như di tích: Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Ông, chùa Đại Giác, đình Tân Lân, thành Biên Hòa, đình An Hòa, nhà cổ Trần Ngọc Du, đình Bình Quan…Từ sau dự án này, nhiều Sở ngành của tỉnh đã bắt đầu triển khai thực hiện các dự án, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho đặc thù từng ngành.

Xác định sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Sở văn hóa, Thể thao và du Lịch đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường thành phố Hồ Chí Minh xây dựng dự án “Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 với 08 dự án thành phần, trong đó đã triển khai thực hiện 01 dự án thành phần hoàn thành bộ tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về sổ tay và tài liệu liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành.

Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Đề cương và kinh phí thực hiện đề tài: “Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý rác thải cho các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và giảm thải khí nhà kính đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Đề cương này đang được lấy ý kiến của các chuyên gia, theo kế hoạch đề cương sẽ được hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 12 năm 2019 và hoàn thành Đề tài vào năm 2020 theo kế hoạch đề ra.

3. Một góc cảnh quan danh lam thắng cảnh hồ Núi Le nhìn từ trên cao.jpg

​Một góc cảnh quan danh lam thắng cảnh hồ Núi Le nhìn từ trên cao

Dự ước các nhiệm vụ đã được phê duyệt tại Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: Đánh giá vai trò của hoạt động tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; Đánh giá chi tiết tác động của ngập lụt đến các công trình văn hóa tại các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa; Kiểm kê danh sách hiện vật và sơ đồ hóa vị trí các hiện vật trong bảo tàng, di tích, tiến tới xác định danh mục các hiện vật ưu tiên bảo vệ trước tác động của biến đổi khí hậu.

Để xây dựng Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 - một trong những nguyên tắc căn bản là cần đảm bảo quá trình này có sự tham gia không chỉ cơ quan nhà nước mà còn cho các đơn vị, tổ chức: Tổ chức xã hội, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Trong đó, sự chung tay của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư là những “cú hích” để tăng tính bền vững trên chặng đường ứng phó với biến đổi khí hậu./.​ 

                                                                                                                                                                      Trần Nhung