Theo
thống kê năm 2013, cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm 37
dân tộc. Ngoài dân tộc kinh chiếm số lượng đông nhất, Đồng Nai có 4 dân tộc
thiểu số bản địa là: Chơ ro, Mạ, X’Tiêng, K’Ho, còn lại đa phần dân tộc thiểu số
đến từ các tỉnh phía bắc như: Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Hà Nhì, Sán Chay….
và một bộ phận cộng đồng người Hoa. Đồng
Nai là một trong những địa phương thuộc miền Đông Nam Bộ, có lịch sử kiến tạo
hàng triệu năm và lịch sử hình thành văn hóa từ hàng ngàn năm trước công
nguyên. Các di vật khảo cổ học đã chứng minh vùng đất Đồng Nai hàng ngàn năm
trước công nguyên đã từng là trung tâm kim khí nổi tiếng cả nước và là một
trong ba nền văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, gồm: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa
Huỳnh và văn hóa Đồng Nai. Đồng Nai còn là mảnh đất “miền Đông gian lao mà anh dũng” trong hai cuộc kháng chiến. Ngày
nay, Đồng Nai là một trong những địa bàn phát triển kinh tế năng động ở phía
Nam đất nước. Quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đồng Nai
đã tiếp tục biến địa bàn này thành vùng đất mở thu hút các nguồn nhân lực đến
sinh sống, làm việc. Sự cộng cư nhiều thành phần dân tộc qua quá trình phát triển
đã làm cho sắc thái về tộc người và văn hóa của vùng đất này thêm đa dạng trên
nhiều lĩnh vực;
320
năm ở đây đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa sống động, tạo nên các nét đặc
trưng của vùng văn hóa. Giao lưu ảnh hưởng ở đây trước nhất là giữa các tộc người,
giữa cư dân địa phương với nhau và giao lưu ảnh hưởng với bên ngoài. Văn hóa Đồng
Nai khá phong phú do nhiều yếu tố tác thành. Trong dòng chảy văn hóa của đất nước
nói chung, của Nam Bộ nói riêng, văn hóa của Đồng Nai có một vị trí quan trọng
bởi đây là vùng đất được xem là địa đầu trong quá trình khai khẩn Nam Bộ. Nhận
diện giá trị các nguồn di sản văn hóa mà thế hệ tiền nhân gây dựng là một việc
làm có ý nghĩa thiết thực khi chúng ta đang tập trung cho công cuộc xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Giá
trị văn hóa của Đồng Nai không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà
còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục,
tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương giàu truyền thống này:
Lễ hội Kỳ yên; Miễu và Lễ hội cúng bà; Lễ hội Chùa Ông, Lễ hội đam trâu của người
bản xứ.... Đây chính là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc
Đồng Nai. Lịch sử văn hóa của vùng đất này như những dòng ký ức xuyên suốt. Giá
trị văn hóa trường tồn được dựng nên không chỉ bởi những ứng xử nhân văn chuyển
giao trao truyền qua từng thế hệ, mà có thể là cả bằng máu xương đổ xuống, bằng
sự hy sinh của bao lớp người tranh đấu, giành giữ;
Vùng
đất Biên Hòa - Đồng Nai tròn 320 tuổi, kể từ năm 1698, khi Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, lấy đất Đồng Nai lập phủ Gia Định gồm hai
huyện Phước Long với dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn làm mốc
đến nay. Trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài đó, con người nơi đây
đã tạo dựng, gìn giữ và tích lũy một kho tàng đồ sộ những giá trị văn hoá tinh hoa, đặc sắc của văn
hoá truyền thống các dân tộc và rất nhiều
di tích văn hóa lịch sử để lại cho các thế hệ mai sau. Theo thống kê của
Ban Quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Đồng Nai đến tính đến nay toàn tỉnh có 55
di tích được xếp hạng, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Danh thắng VQG Cát Tiên và
Mộ Cự thạch Hàng Gòn),
29 di tích cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh và còn hàng ngàn di tích đang
trong lộ trình đề nghị xếp hạng, di tích kiểm kê phổ thông.
Với
tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo không ngừng, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai
đã xây dựng nên vùng đất phát triển về kinh tế - xã hội, để lại một dấu ấn khá
đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, truyền thống lịch sử và truyền thống đấu tranh
kiên cường chống ngoại xâm đáng tự hào với "Hào khí Đồng Nai", tô
thêm truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Như Quỳnh