• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Việc thực hiện Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được xem là giải pháp nâng cao trách nhiệm giải quyết công việc của các cơ quan hành chính Nhà nước. Hiện nay, việc giải quyết TTHC vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu thống nhất trong triển khai, làm giảm hiệu quả của Cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa các cơ quan còn hạn chế; chất lượng, chế độ cho công chức tại bộ phận một cửa còn chưa được quan tâm đúng mức; việc ứng dụng CNTT chưa hiệu quả, các hệ thống còn chồng chéo, không kết nối, chia sẻ thông tin được với nhau.

​           Vừa qua, Văn phòng Chính phủ phối hợp với tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Dự thảo Nghị định mới có 7 chương với 44 điều,  nhấn mạnh việc lấy cá nhân, tổ chức làm trung tâm và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông, Dự thảo Nghị định đã đưa vào nhiều điểm mới và tiến bộ như: Nguyên tắc công khai minh bạch và giải trình, bảo đảm sự tham gia của người dân vào giám sát, đánh giá thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa; quy định rõ và chặt chẽ để nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn người dân doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính; chú trọng chất lượng cán bộ, công chức thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý, trả kết quả;  đồng thời áp dụng hệ thống CNTT trong vận hành văn phòng một cửa điện tử.

s Hoi thao nd 1 cua_Key_01092017142845.jpg
           Đồng thời, dự thảo đã bổ sung các quy định về quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan trong việc kết nối giải quyết TTHC. Việc áp dụng hệ thống thông tin một cửa điện tử đồng bộ, toàn diện giúp đảo bảo việc theo dõi, giám sát được khép kín, kết nối thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia. Phạm vi của Cơ chế một cửa, một cửa liên thông sẽ được mở rộng, từ đó, đồng nhất và hoàn thiện các TTHC xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức của các trung tâm hành chính tập trung, tổ chức vận hành của trung tâm hành chính công, việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị cũng như quy định thêm, mở rộng hình thức tiếp nhận và trả kết quả qua bưu chính, điện tử.

Theo dự thảo, bộ phận một cửa các cấp là nơi hướng dẫn và tiếp nhận thủ tục hành chính theo phương thức thủ công và trực tuyến. Trong đó, ở cấp bộ và cấp huyện, xã là bộ phận một cửa, ở cấp tỉnh là trung tâm hành chính công. Trung tâm hành chính công là đơn vị sự nghiệp công lập, có đại diện các cơ quan hành chính nhà nước đến tập trung hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả và kiểm soát quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Trung tâm trực thuộc hệ thống văn phòng, chứ không phải là đơn vị hành chính đặc thù, không có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ cho biết: Khi giải quyết thủ tục hành chính mà sở này liên quan đến sở khác, chỉ gửi công văn qua lại cũng mất cả vài tháng, nếu với cấp trung ương có khi còn lâu hơn. Do đó, một cửa không chỉ là ở các địa phương, mà trung ương cũng phải làm. Cần tạo sự bình đẳng về sân chơi, bốn cấp chính quyền đều phải triển khai một cửa.

           Đại diện tỉnh Đồng Nai, ông Tạ Quang Trường – PGĐ Sở Nội Vụ đã tham gia góp ý về một số điểm tại dự thảo. Theo ông Trường, quy trình xử lý hồ sơ tại trung tâm hành chính công được ứng dụng công nghệ nên không kéo dài quy trình so với quy định mà chỉ có ngắn hơn. Với quan điểm “phi địa giới hành chính”, người dân ở TP Biên Hòa có thể nộp hồ sơ ở trung tâm hành chính công của tỉnh, hoặc nộp ở TP Biên Hòa đều được chấp nhận. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc hiện nay trong giải quyết thủ tục hành chính là việc không kết nối cơ sở dữ liệu giữa các cấp. Có những dịch vụ công trực tuyến tỉnh làm rất tốt nhưng không kết nối được với bộ vì hai hệ thống không theo một chuẩn chung nên cuối cùng hệ thống của tỉnh đang làm đành phải bỏ, gây lãng phí rất lớn.

          Để đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CCHC với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát TTHC, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân và định hướng chuyển trọng tâm từ xây dựng sang hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, Chính phủ đã có bước điều chuyển quan trọng, chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC và chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC từ Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ sang Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, tại Nghị định số 01/NĐ-CP, ngày 1/1/2017 của Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và tổ chức triển khai thực hiện sau khi Nghị định Chính phủ ban hành./.
                                                                      Trọng Thể