• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Đồng Nai đạt giải B cuộc thi tác phẩm múa chuyên nghiệp các dân tộc thiểu số Việt Nam

Từ 19-20/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận (thành phố Phan Thiết) đã diễn ra cuộc thi Tác phẩm múa chuyên nghiệp các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ 2 năm 2017 - khu vực phía Nam do Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức

20258030_1040460616090624_7696579441012375092_n.jpg
Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của gần 400 biên đạo, nghệ sĩ, diễn viên múa chuyên nghiệp của 22 đoàn nghệ thuật dân tộc các tỉnh, thành phố, ngành khu vực phía Nam. 37 tác phẩm múa chuyên nghiệp của các đoàn tranh tài tại cuộc thi như một vườn hoa đa sắc màu của nghệ thuật múa dân gian các dân tộc Chăm, Chăm Islam, Hoa, Khmer, Châu Mạ, H’Re, Raglay, Bana, Êđê, Giarai, Cờ Ho, M’nông, Kor…

20140031_1957586294525552_1783084009202843995_n.jpg
Đoàn Ca múa nhạc Đồng Nai dự thi 01 tác phẩm “Truyền nghề” (Biên đạo múa Việt Bắc) của dân tộc Châu Mạ vinh dự đạt giải B và được Ban Tổ chức đánh giá nằm trong 6 tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi. Người Mạ với những  hình ảnh qua các khung cửi dệt thổ cẩm là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của người Mạ độc đáo của Đồng Nai, tác phẩm múa “Truyền nghề” được bắt nguồn từ cảm xúc trong lao động của Người Mạ, giản dị, chân thực, sáng tạo và mang đậm sắc thái tộc người. Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mạ ở Đồng Nai được xem là di sản văn hóa, tinh hoa của dân tộc nhưng trong sự phát triển nhanh của xã hội, nghề dệt thổ cẩm bị mai một, lớp trẻ không con mặn mà với khung dệt, tác phẩm “Truyền nghề” thể hiện sự nổ lực đam mê của nghệ nhân K Ðiều trong việc quy tụ phụ nữ dồng bào dân tộc Mạ theo nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn và lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình

20246080_1957586267858888_3639895468586892315_n.jpg
Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật thiết thực vừa tôn vinh các giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam thông qua các tác phẩm múa, vừa xây dựng hình tượng nghệ thuật múa của các dân tộc thiểu số, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân gian, đồng thời, động viên, khích lệ, ghi nhận công sức tìm tòi, sáng tạo của các nghệ sĩ múa trong quá trình lao động nghệ thuật, từ đó định hướng nghệ thuật múa Việt Nam phát triển bền vững ./.

                                                                                 Hoàng Anh