Di
tích Đền Thủy Lâm Động xưa
kia thuộc làng Phú Lâm, tổng Tà Lài, tỉnh Đồng Nai Thượng (nay ấp
Hòa Bình, xã Túc Trưng,
huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai). Đền thờ được khởi tạo vào những
năm đầu thế kỷ XX gắn với quá trình hình thành và phát triển đồn điền cao su
Túc Trưng.
Quá trình hình thành và phát triển đền Thủy Lâm Động gắn
liền với lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân Đồn điền cao su
Túc Trưng.
Các hoạt động tế lễ tại đền
Thủy Lâm Động gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, do cộng đồng thực
hành, sáng tạo và lưu truyền qua các thế hệ. Văn hóa tín ngưỡng thờ nữ thần (Mẫu)
là văn hóa dân gian đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt. Trải qua nhiều
thế hệ, các giá trị truyền thống đó đã được bồi đắp, kết tinh, hội tụ và lan
tỏa rộng khắp ra các vùng miền trên toàn quốc. Vì vậy, đền thờ Thủy Lâm Động với
các hoạt tế lễ có sức thu hút, lan tỏa, trở thành một lễ hội lớn của khu vực,
là di sản văn hóa phi vật thể đã và đang tồn tại trong đời sống xã hội hiện
nay. Với những giá trị nêu trên, ngày 6/5/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1276/QĐ-UBND về xếp hạng
di tích lịch sử đền Thủy Lâm Động, huyện Định Quán.
Phát biểu tại buổi lễ,
ông Nguyễn Hồng Ân Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận và đánh giá
cao sự cố gắng, nỗ lực của các đơn vị nghiệp vụ Sở; chính quyền địa phương, Ban
Quản lý đền thờ Thủy Lâm động đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quá trình thực
hiện hồ sơ xếp hạng di tích. Mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ
đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong công tác gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo để di
tích xứng đáng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng có ý nghĩa giáo dục truyền
thống, lòng yêu nước, là nơi thể hiện niềm tự hào của dân tộc.
Đồng thời, đề nghị
UBND huyện Định Quán tiếp tục quan tâm, chỉ đạo cụ thể và triển khai hiệu quả
công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị đền Thủy Lâm động xứng tầm di tích cấp tỉnh, trở thành địa điểm Nhân dân và du khách đến thăm
viếng tri ân, thể hiện tình cảm, nguyện vọng của người dân Định Quán nói riêng
và nhân dân Đồng Nai nói chung hướng về cội nguồn dân tộc. Là nơi bảo tồn và thực
hành di sản văn hoá phi vật thể thờ Mẫu Tam phủ. Từ đó nêu cao ý thức, trách
nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi
các Nghị quyết TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; đặc biệt
là Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây
dựng và phát huy giá trị văn hóa con người Đồng Nai trở thanh nguồn lực, động lực
quan trọng cho sự phát triển toàn diện và bền vững”./.
Trần Nhung