• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

DU LỊCH

Hội thảo phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu

Ngày 26/7/2016, UBND huyện Vĩnh Cửu tổ chức Hội thảo về Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của huyện Vĩnh Cửu.
Ngày 26/7/2016, UBND huyện Vĩnh Cửu tổ chức Hội thảo về Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của huyện Vĩnh Cửu.
 Tri An.jpg

​        Mục đích của hội thảo là nhằm lấy ý kiến đóng góp, tư vấn của các chuyên gia, nhà quản lý và các doanh nghiệp du lịch cho đề án phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu. Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Đức Trí - Viện trưởng Viện Du lịch - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Công Hoan - Khoa Du lịch Trường Đại học Tài chính và Marketing, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Đồng Nai,  Hiệp hội Du lịch Đồng Nai và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

chien-khu-d2.jpg 
images.jpg 
4.jpg 
Huyện Vĩnh Cửu nằm phía Tây Bắc của tỉnh Đồng Nai, có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái… Là địa bàn có tiềm năng tài nguyên tự nhiên gắn liền với rừng, hồ, sông suối và tài nguyên sinh thái, miệt vườn cây ăn trái, trong đó có các điểm nhấn là Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; hồ Trị An với diện tích là 32 ngàn ha mặt nước, 72 đảo lớn nhỏ và hệ sinh thái thủy sản, hệ thống sông Đồng Nai chạy dài theo chiều dài địa lý của huyện gắn liền với giao thông đường thủy thuận lợi cho việc tổ chức, xây dựng các sản phẩm du lịch; làng bưởi Tân Triều, làng cam Hiếu Liêm là tài nguyên để thu hút du khách đến với huyện Vĩnh Cửu. Về tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn huyện có 03 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và các lễ hội Kỳ yên, Lễ hội cúng Thần lúa, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa và cộng đồng của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn góp phần tạo ra tính đa dạng của các sản phẩm du lịch. Ngoài ra, còn có làng nghề truyền thống và ẩm thực rất phong phú đa dạng như đặc sản cơm lam, bưởi Tân Triều, cá lăng sông, cá duồng, tép lòng hồ Trị An, rượu nhung hươu-nai Hiếu Liêm là những đặc sản có thể khai thác để cung cấp cho các chương trình du lịch.

images836933_5_Mon_an.jpg

So với tiềm năng tài nguyên du lịch và điều kiện thuận lợi thì du lịch huyện Vĩnh Cửu vẫn còn nhiều hạn chế như: thị trường khách du lịch chưa ổn định, tính hấp dẫn sản phẩm du lịch chưa cao, chưa có tính thương hiệu cho du lịch; đóng góp du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của huyện chưa đáng kể; chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch…

Do đó, việc nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, là sự quan tâm kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Cửu, nhằm tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

 IMG_1831 (2).JPG
Tham gia hội thảo với nhiều tham luận như “Những giải pháp phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu trong giai đoạn hiện nay” của TS.Nguyễn Công hoan-Trường Đại học Tài chính và Marketing, “Những giải pháp phát triển du lịch đường sông huyện Vĩnh Cửu” của Ths. Phan Bửu Toàn-PHT Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, “Giải pháp để phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu một cách bền vững” của ông Trần Quang Toại - PCT Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Đồng Nai và nhiều ý kiến của các đại biểu, doanh nghiệp du lịch, đã góp phần hoàn chỉnh cho Đề án phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của huyện Vĩnh Cửu.

Theo TS. Nguyễn Đức Trí - Viện trưởng Viện Du lịch - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Để phát triển du lịch, huyện Vĩnh Cửu cần tạo một diện mạo du lịch riêng cho mình, là tập trung cho sản phẩm du lịch rừng, hồ. Vì Vĩnh Cửu là một trong những địa phương đang sở hữu cánh rừng tự nhiên lớn nhất trong cả nước và hồ Trị An rộng lớn với hơn 30 hòn đảo, có khả năng khai thác du lịch cả mùa khô và mùa mưa. Huyện Vĩnh Cửu cần chuyển những tiềm năng, thế mạnh, thành những sản phẩm du lịch, bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực tư nhân tham gia thiết kế, đầu tư các điểm đến bằng niềm đam mê của họ, để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước cần đầu tư và tổ chức các cơ sở phục vụ ăn uống. Khuyến khích và hướng dẫn phương thức cho người dân tham gia vào lĩnh vực phục vụ ăn uống cho khách du lịch. Tổ chức các cơ sở mua sắm hàng lưu niệm, kêu gọi người dân tham gia vào những khu vực bán hàng lưu niệm, quà tặng cho du khách. Xây dựng năng lực cho điểm đến, giúp cho người dân có thái độ văn minh trong phục vụ du lịch. Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ tại chổ thực sự thoải mái sạch sẽ… Để biến tiềm năng trở thành những sản phẩm du lịch thu hút du khách, không chỉ của các hãng lữ hành, mà địa phương còn có sản phẩm để phục vụ cho đối tượng khách gia đình tự tổ chức đi du lịch.

Hy vọng khi hoàn chỉnh đề án và quyết liệt trong triển khai thực hiện, ngành du lịch của huyện Vĩnh Cửu sẽ khai thác tốt giá trị lợi thế và tiềm năng sẳn có trên địa bàn để phát triển du lịch. Đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu./.
Trọng Thể​