• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Sơ kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2019. Ngày 12/7/2019, tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình 2 đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
 

Chủ trì Hội nghị là ông Hồ Văn Lộc – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình 2. Tới dự Hội nghị có đại diện UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh. Cấp huyện có lãnh đạo UBND, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Công an huyện. Cấp xã: Đội trưởng đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã và các cộng tác viên truyền thông phòng, chống mại dâm và các tệ nạn xã hội. Giám đốc các cơ sở cai nghiện ma tuý dân lập Hà Nguyễn (huyện Trảng Bom) và Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc).

Ông Hồ Văn Lộc phát biểu khai mạc.JPG
Ông Hồ Văn Lộc phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại Hội nghị, ông Đặng Xuân Hoà - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội – Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã thông qua các Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác xây dựng xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Báo cáo sơ kết công tác phòng chống tệ nạn ma tuý; phồng chống tội phạm mua bán người 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã thành lập 05 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, với 30 thành viên, củng cố kiện toàn 02 Đội công tác xã hội tình nguyện, thay đổi 08 Cộng tác viên truyền thông phòng, chống mại dâm và tệ nạn xã hội xã, phường, thị trấn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 88 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã với 503 thành viên và 83 Cộng tác viên truyền thông phòng, chống mại dâm và tệ nạn xã hội xã, phường, thị trấn. Nhìn chung Đội công tác xã hội tình nguyện và cộng tác viên tích cực hoạt động, góp phần làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn. Từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh không phát hiện vụ mua bán người. Tuy nhiên tình hình tội phạm mua bán người vẫn còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều yếu tố gia tăng với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Bên cạnh đó trình độ nhận thức về pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người xuất khẩu lao động còn thấp nên công tác phòng, ngừa tệ nạn mua bán người còn gặp nhiều khó khăn.

Sau khi nghe báo cáo các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận sôi nổi trong đó trọng tâm là các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở và kiến nghị đề xuất: Cấp kinh phí cho các Điểm tư vấn về phòng, chống tệ nạn xã hội hoạt động, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng cho các thành viên Điểm tư vấn có kiến thức chuyên sâu để hoạt động tốt hơn và xây dựng Nghị quyết về hỗ trợ cho người nghiện ma tuý cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý dân lập theo Nghị định số 80/2018/NĐ-CP; địa phương không có kinh phí để thuê xe đi đón đối tượng cai nghiện về địa phương để tiếp tục quản lý giáo dục tại cộng đồng giúp họ không tái nghiện…; khó khăn trong công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho các đối tượng cai nghiện do đó đề nghị cần đào tạo nghề cho các đối tượng trong thời gian đang cai nghiện để khi trở về địa phương có nghề để xin việc làm…

Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, ông Hồ Văn Lộc – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội – Chủ nhiệm Chương trình 2 – Chủ trì Hội nghị đã đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các phương thức thủ đoạn của các loại tội phạm; phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật và đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa cho người dân nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ các đối tượng như phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về địa phương nhanh chóng khắc phục khó khăn về kinh tế, xoá đi mặc cảm về bản thân, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm…giúp họ ổn định cuộc sống./.

 

                                                                                                                                          Anh Thơ