• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

GIA ĐÌNH

Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2008-2018)

Sáng 12/12, tại Hà Nội. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ trì hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện; Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy. Hội nghị còn có sự tham gia của 350 đại biểu đại diện các tổ chức quốc tế; các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt, có sự tham gia của những cá nhân điển hình trong PCBLGĐ ở cộng đồng

48281734_475884512939536_6822333907908689920_n.jpg
Quảng cảnh Hội nghị

Qua các báo cáo tại Hội nghị cho thấy, sau 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình, công tác PCBLGĐ đã đạt được những kết quả tích cực đặc biệt là công tác truyền thông và các hoạt động tại cộng đồng. Các cơ quan, tổ chức đã biên soạn và phân phối hàng triệu tờ rơi, tờ gấp; tranh cổ động, áp phích và tài liệu tuyên truyền liên quan tới xây dựng gia đình; tổ chức hàng nghìn cuộc hội thảo, tập huấn về PCBLGĐ cho hàng trăm nghìn lượt người có liên quan thuộc các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở; thực hiện trợ giúp pháp lý; thăm khám và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ. Ước tính, đến nay có trên 90% hộ gia đình có ít nhất 01 người được tiếp cận thông tin về PCBLGĐ qua các kênh thông tin khác nhau. Mô hình PCBLGĐ được thi điểm giai đoạn 2008-2010 tại 64 xã/phường/thị trấn thuộc 64 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả tổng kết sau 3 năm thí điểm cho thấy, số vụ BLGĐ giảm 77,8% so với trước khi triển khai Mô hình; Bộ VHTTDL đã chỉ đạo nhận rộng Mô hình trên phạm vi toàn quốc, thống kê tại 61/63 tỉnh thành phố có khoảng 74,85% xã/phường/thị trấn triển khai Mô hình PCBLGĐ. Các Mô hình hiện nay đang đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCBLGĐ cũng như thực hiện can thiệp, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ngay tại cộng đồng.

48386519_558896674575708_9164849632818233344_n.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Các quốc gia trên thế giới kể cả các nước phát triển cũng đang phải đấu tranh nhằm phòng, chống bạo lực gia đình. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đã làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cho thấy: Có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một trong 3 hình thức bạo lực gia đình. Gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình…

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành chưa quy định rõ một số khái niệm và xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác này, các chính sách đầu tư nguồn lực từ nhà nước và huy động xã hội hóa cũng chưa rõ điều này dẫn đến vướng mắc trong quá trình hướng dẫn, triển khai. Việc xử phạt vi phạm hành chính dù đã được thực thi nhưng chưa tương xứng với số vụ bạo lực gia đình do tính đặc thù của đối tượng bị xử phạt. Hình thức xử phạt hành chính hiện nay chưa thực sự bảo đảm tính răn đe, giáo dục và đôi khi là rào cản đến việc phát hiện, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân và xử lý người gây ra bạo lực gia đình…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành luật theo hướng quy định rõ một số khái niệm, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở, tăng mức xử phạt và hình thức xử phạt nhằm bảo đảm tính răn đe, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình

ddn_6832.jpg

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội tập trung thực hiện một số nhiệm vụ: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; các Đề án, Chương trình, Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình. Các địa phương, đơn vị liên quan cần quan tâm, làm tốt hơn nữa để có số liệu đánh giá chính xác nhất về tình trạng bạo lực gia đình bởi chỉ khi đánh giá đúng thực trạng mới có thể đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Các đơn vị chức năng cần tuyên truyền sâu rộng, thiết thực hơn nữa để cộng đồng hiểu rằng bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật chứ không còn là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình. Thêm vào đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường phối hợp thực chất hơn nữa để có chương trình dài hơi trong công tác phòng chống bạo lực gia đình thay vì chỉ có một số sự kiện…

193689.JPG
Tại Hội nghị, Bộ VHTTDL đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho 80 tập thể và 142 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng Nai có 01 tập thể Phòng XDNSVH&GĐ, 02 cá nhân là bà Trần Thị Ngọc Thuận - PGĐ Công an tỉnh Đồng Nai, bà Đào Thị Hằng - PCT Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL.

mg5307-15434034129851268588290.jpg

Trước đó, Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học "10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - thực trạng và giải pháp". Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các đại biểu đến từ các Bộ, ban, ngành liên quan cũng như địa phương đã tập trung vào các vấn đề chính: Những kết quả đạt được và những khó khăn vướng mắc cùng các đề nghị, giải pháp khắc phục sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều ý kiến của các đại biểu đặt ra như số liệu thống kê khó chính xác; Việc phạt tiền đối với bạo lực khó thực hiện, chỉ tập trung vào hòa giải; Chưa đánh giá đúng tình trạng bạo lực gia đình là nguyên nhân gây ra các bạo lực khác; Tại sao người gây ra bạo lực gia đình lại không ở nhà tạm lánh mà lại là nạn nhân; Mức kinh phí hoạt động, truyền thông về PCBLGĐ còn có hạn chế; Cần có sự thống nhất về quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCBLGĐ hiện nay…/.

Như Quỳnh​