• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

GIA ĐÌNH

Bộ VHTTDL tổ chức thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Nhằm mục đích đánh giá tính khả thi, đề xuất giải pháp hoàn thiện và triển khai áp dụng chính thức Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên phạm vi cả nước; góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thứ 6 của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch Tổ chức thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

dao-duc-gia-dinh.png
Theo đó, phạm vi thực hiện Bộ tiêu chí trên phạm vi toàn quốc, thời gian thực hiện theo các tiến trình: Xây dựng, nhân bản tài liệu mẫu chuẩn bị cho việc thí điểm Bộ tiêu chí (năm 2018); Tiến hành các hoạt động thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí tại các tỉnh/thành (năm 2019 - 2020). Bộ VHTTDL tổ chức thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí tại địa bàn 12 tỉnh/ thành đại diện cho các vùng, miền văn hóa trên cả nước, gồm: Vùng văn hóa Tây Bắc: Lào Cai, Yên Bái; Vùng văn hóa Việt Bắc: Cao Bằng, Quảng Ninh; Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ: Hà Nội, Thái Bình; Vùng văn hóa Trung Bộ: Thừa Thiên Huế, Bình Thuận; Vùng văn hóa Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắk Lắk; Vùng văn hóa Nam Bộ: TP Hồ Chí Minh, An Giang. Sở VHTTDL, Sở Văn hóa thể thao các tỉnh/ thành còn lại căn cứ điều kiện thực tế, chủ động triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí theo điều kiện đặc thù của địa phương và kế hoạch hướng dẫn của Bộ. Năm 2021: Tổng kết hoạt động thí điểm Bộ tiêu chí.

IMG_7722.JPG
Tại Đồng Nai, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nội dung tuyên truyền bám sát Bộ tiêu chí được nêu trong Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2017; kỹ năng ứng xử trong gia đình để xây dựng gia đình hạnh phúc; các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp trong gia đình; gương chung thủy, hiếu nghĩa, yêu thương, chia sẻ… giữa các thành viên trong gia đình; chính sách, pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của gia đình, các thành viên trong gia đình... In và phát hành 5.000 tờ rơi “bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; lồng ghép tổ chức tập huấn nội dung thí điểm Bộ tiêu chí cho gần 3.000 cán bộ công tác gia đình, công tác văn hóa cơ sở, công tác văn hóa dân tộc, công tác phụ nữ của 11 huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, triển khai trên website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Tập trung tuyên truyền cao điểm vào các dịp Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20.3), Ngày Gia đình Việt Nam (28.6), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (25/11), Tháng phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm mục đích góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, công đồng, xã hội và đất nước; Ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bèn vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội;

Tiêu chí ứng xử được áp dụng cho các thành viên trong gia đình (theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn Nhân và Gia đình số 52/2014/QH13) bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại./.

0_hjxt.png
Tiêu chí ứng xử chung bao gồm:

- Tôn trọng: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của nhau;

- Bình đẳng: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình;

- Yêu thương: Có tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm chăm sóc nhau;

- Chia sẻ: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ với nhau vui buồn, khó khăn, hoạn nạn.

Tiêu chí ứng xử cụ thể

1. Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình

- Vợ chồng có tình cảm trước sau như một, hkoong thay đổi;

- Chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình;

- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hoàn nhã với nhau.

2. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương

- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói;

- Quan tâm chăm sóc con, cháu khi con, cháu còn nhỏ; trao quyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con, cháu; giáo dục, động viên con, cháu giữ gìn nền nếp, gia phong; có tình cảm gắn bó tha thiết.

3. tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép

- Con, cháu có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự kính trọng, biết ơn, giúp đỡ cha mẹ, ông bà;

- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

4. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ

- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải;

- Anh, chị bao dung đối với em, em kính trọng anh, chị;

- Cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ lúc khó khăn, hoạn nạn.

                                                                                                                        Như Quỳnh