• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *
Thị xã Long Khánh nở rộ “Những bông hoa việc tốt”

Hàng năm, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã Long khánh đã phát hiện và biểu dương gần 100 tấm gương trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nông thôn mới, giúp nhau làm kinh tế giỏi, xây dựng xã hội học tập, toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc… Những tấm gương này đã được Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH”, Ban chủ nhiệm Chương trình 7 của thị xã vinh danh mỗi năm.
 

+ Điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Nhắc đến bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tất cả các cán bộ, công nhân viên đều đôi, ba lần hiến máu cứu người “Máu quý một, cuộc sống bệnh nhân quý mười”, không riêng gì một cá nhân nào, mà tất cả tập thể bệnh viện luôn làm việc bằng tất cả tấm lòng, quý người bệnh như chính bản thân mình nên luôn nghĩ hiến máu cứu người là điều nên làm. Nguồn máu lưu trữ tại bệnh viện có những lúc gặp khó khăn, nhất là thời điểm từ sau tết Dương lịch kéo dài đến tết Nguyên đán. Qua thực tế ấy, từ năm 1998 bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh đã thành lập mô hình “Ngân hàng máu sống di động”, nòng cốt là các cán bộ, nhân viên bệnh viện.

Điển hình như tấm gương dược sĩ Hồ Văn Thúc, năm nay 52 tuổi - Trưởng khoa xét nghiệm (Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh) là người có nhóm máu O có thể cho nhiều người thuộc nhóm máu khác, tính đến nay ông đã có 62 lần hiến máu cứu người trong suốt hơn 20 năm công tác tại bệnh viện.

Dược sĩ Hồ Văn Thúc đang làm việc tại phòng xét nghiệm.jpeg
Dược sĩ Hồ Văn Thúc đang làm việc tại phòng xét nghiệm​

Nói về mình, dược sĩ Hồ Văn Thúc nhớ lại: “Lần hiến máu đầu tiên của tôi là vào năm 1994. Một sản phụ bị băng huyết mất nhiều máu. Bác sĩ điều trị cho biết bệnh nhân cần 12 đơn vị máu. Hôm đó, nhiều bác sĩ và điều dưỡng cùng cho máu, trong đó có tôi. Sau khi được truyền máu, sản phụ đã qua cơn nguy kịch”.

Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng tính đến nay hàng trăm bệnh nhân đã được cứu sống nhờ ngân hàng máu sống này. Được biết, hiện nay mô hình này đã được nhân rộng tại nhiều bệnh viện khác trong tỉnh và hoạt động rất hiệu quả. Hàng năm, bệnh viện đều tổ chức họp mặt và tri ân những người tham gia hiến máu mang ý nghĩa gắn kết, đầm ấm.

+ Gương sáng đời thường

Đến với khu vườn sinh thái “Dì 2” ở ấp Cây Da, xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh, chúng tôi thật bất ngờ bởi người chủ vườn này không ai khác chính là chị Đặng Thị Diễm My có tuổi đời còn khá trẻ. Dù không phải là người dân sống lâu năm trên mảnh đất đỏ ba zan Long Khánh, nhưng từ lâu “Dì 2” – Diễm My đã sớm bén duyên với thiên nhiên ở đây. Ý tưởng lập nên khu vườn xuất phát từ một dịp tình cờ đi qua khu vực này, “Dì 2”  không khỏi choáng ngợp bởi các loại trái cây đặc sản nơi đây đang vào mùa. Phải mất một khoảng thời gian khá dài, cuối cùng “Dì 2” cũng đã biến ước mơ trở thành một “cô chủ nhỏ” của khu vườn thành hiện thực, một cơ ngơi rất thôn dã, vừa có suối nước thuận lợi trồng các loại hoa, rau quả với nhiều màu sắc rực rỡ bắt mắt.

Điều đáng nói về “Dì 2” là để đầu tư thành khu vườn sinh thái không chỉ bằng vật chất, mà bằng tất cả niềm đam mê, ý chí, nghị lực và tâm huyết của người yêu thiên nhiên nhằm phát triển du lịch địa phương. Khu vườn nhà “Dì 2” đã kết nối được rất nhiều nhà vườn lại với nhau tạo thành chuỗi liên kết “hai trong một” vừa là du lịch sinh thái và du lịch vườn. Với mong muốn rất có tầm của một Việt kiều về quê hương lập nghiệp, “Dì 2” hi vọng rằng “Các bạn ở tất cả mọi nơi hãy tìm về Long Khánh nơi có khí hậu hiền hòa, thiên nhiên ưu đãi, quanh năm hoa quả tốt tươi, để cùng trải nghiệm với đất và người Long Khánh mà chúng ta đã hơn một lần được nghe đến”.

Cũng theo đánh giá của lãnh đạo xã Bình Lộc, chính quyền địa phương luôn động viên các cá nhân, tổ chức khi đầu tư phát triển kinh tế, luôn song song hưởng ứng phong trào “Sáng Xanh - Sạch - Đẹp” góp phần hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu. Tăng cường bổ sung, vận động nhân dân trồng thảm hoa, cây xanh, chiếu sáng dọc các tuyến đường giao thông... tạo cảnh quan đẹp thu hút nhu cầu du lịch nhà vườn đang từng bước phát triển, với triển vọng kinh tế nông nghiệp.

tác giả chụp hình lưu niệm cùng nhân vật Dì 2.jpg
tác giả chụp hình lưu niệm cùng nhân vật Dì 2

+ Điển hình trong công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập

Về đến xã Bảo Quang, khi hỏi đến dòng họ Nguyễn Đức ai cũng đều trầm trò, ngưỡng mộ một dòng họ đã vượt bao khó khăn trong cuộc sống, đoàn kết nuôi dạy con cháu trong họ tộc ăn học thành tài.

Có 40 gia đình trong họ tộc, sống tương thân, tương ái, tương trợ, đùm bọc lẫn nhau khi hiếu hỉ cũng như hữu sự, hoạn nạn, cùng nhau chăm lo sự nghiệp giáo dục con cháu học hành thành tài. Truyền thống của dòng tộc Nguyễn Đức, đứng đầu là trưởng họ cụ Nguyễn Đức Bật đã duy trì truyền thống sau mỗi năm kết thúc năm học, vào giữa tháng 7, cụ đứng ra tổ chức trang trọng lễ báo công phát thưởng cho cháu nhằm khích lệ, động viên con cháu học tốt.

Cho đến nay, dòng họ Nguyễn Đức đã có hơn 40 cháu, con tốt nghiệp Đại học, thạc sỹ được đào tạo và tu nghiệp trong, ngoài nước, đóng góp cho sự phát kinh tế gia đình, địa phương cũng sự của xã hội.

Đánh giá về dòng họ Nguyễn Đức, ông Võ Văn Thành – Bí thư Đảng ủy xã – Chủ tịch Hội khuyến học xã Bảo Quang khen ngợi: “Đó là một dòng học học tập điển hình của xã Bảo Quang, tổ chức rất bài bản, thường niên họp mặt định kỳ, động viên con cháu học tập, giúp đỡ tương trợ nhau trong mưu sinh, lao động sản xuất và học tập, nhiều con cháu ăn học thành tài rất đáng biểu dương”.

Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành xã hội, là nơi duy trì nòi giống, môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình, dòng họ học tập tốt chính là hạt nhân của xã hội, đóng góp vào phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập địa phương. Thành quả của dòng họ học tập Nguyễn Đức chính là những bông hoa đẹp trong vườn hoa hiếu học, đóng góp phát huy truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói, chương trình “Người tốt, việc tốt” (gọi tắt là chương trình 7)  do Ban tuyên giáo thị ủy Long Khánh làm chủ nhiệm ngày càng đi sâu vào đời sống, tạo được sức lan tỏa, thu hút ngày càng đông đảo các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng, góp phần vào việc hoàn thành những chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Thu Hiền

 

 

Tin khác

    Chưa nhập tin cho chuyên mục này.