• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Miếu thờ tổ sư nghề kim hoàn ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Ngôi miếu hiện tọa lạc trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (đường Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp, Tp. Biên Hòa).
Miếu thờ tổ nghề Kim Hoàn trong khuôn viên di tích đền thờ Đoàn Văn Cự.jpg

 

Được xây dựng và khánh thành vào năm 2012, ngôi miếu thờ hai vị tổ kim hoàn là đệ nhất tổ sư Cao Đình Độ (1744-1810) và đệ nhị tổ sư Cao Đình Hương (1773 - 1821), quê gốc làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

Theo ông Nguyễn Văn Cầu, Hội trưởng Hội Kim hoàn Đồng Nai cho biết, từ lâu bàn thờ tổ sư kim hoàn đã được gửi thờ tại đình Tân Lân (phường Hòa Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đến năm 2012, những người làm nghề kim hoàn tại Đồng Nai có chung một ước nguyện là xây dựng một ngôi miếu trang trọng để thờ tổ nghiệp. Được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng, họ đã chung tay đóng góp công sức, tiền của để xây dựng ngôi miếu thờ Tổ nghề trong khuôn viên di tích đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh; tổ chức lễ rước bàn thờ tổ và các sắc phong từ đình thần Tân Lân về miếu thờ tổ theo nghi thức truyền thống.

Hàng năm, vào ngày 10/2 âm lịch, tại đây diễn ra lễ giỗ tổ nghề kim hoàn rất trang trọng. Đây là dịp những người thợ kim hoàn ôn lại truyền thống của nghề và cũng là nơi để những người theo nghề kim hoàn tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tổ sư đã có công truyền dạy.

Ngoài các nghi thức cúng truyền thống trong ngày giỗ tổ, còn có các hoạt động như chương trình giao lưu, biểu diễn đờn ca tài tử, chương trình ẩm thực, trò chơi dân gian hết sức phong phú. 

Đặc biệt, hiện tại trong ngôi miếu này còn lưu giữ nguyên vẹn 3 sắc phong của vua Gia Long và vua Minh Mạng dành cho bậc khai sáng nghề kim hoàn Việt Nam.

Huỳnh Nga