• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ công tác di sản văn hóa ở cơ sở tỉnh Đồng Nai

Ngày 17/11/2017, tại Hội trường Nhà khách 71 thành phố Biên Hòa, Sở VHTTDL Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức và nghiệp di sản văn hóa cho hơn 200 người là cán bộ làm công tác di sản văn hóa cơ sở, đại diện các Ban Quý tế, Ban Trị sự, Ban Quản lý các di tích có tổ chức lễ hội và các nghệ nhân, già làng, người có uy tín trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo viên là các chuyên gia lĩnh vực di sản văn hóa của Đại học Văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật - Bộ VHTTDL tại thành phố Hồ Chí Minh.

S tap huan 2.jpg

Hội nghị tập huấn được nghe các báo cáo viên triển khai các chuyên đề: Hướng dẫn triển khai Thông tư  số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ VHTTDL quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "nghệ nhân nhân dân", "nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ VHTTDL quy định về tổ chức lễ hội tại địa phương; hướng dẫn công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Đây là dịp các học viên được nghe phổ biến những quy định mới của pháp luật về di sản văn hóa, cập nhật thông tin mới về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong tỉnh và trên địa bàn cả nước; là nơi để các học viên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan trong công tác thực thi nhiệm vụ di sản văn hóa ở địa phương.


S tap huan 3.jpg

Với những kiến thức quý giá và bổ ích của các giảng viên sẽ giúp cho những người làm công tác di sản văn hóa ở cơ sở nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh và có cái nhìn nhận mới trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở cơ sở phù hợp với tình hình hiện nay./. 

Thúy Nga