• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Hội thảo khoa học “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Sáng ngày 04/10, tại Nhà khách 71, Trường đại học Văn hóa Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai tổ chức hội thảo khoa học “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đến dự có các đồng chí: Trần Duy Phương - Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Kiều Linh - Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ VHTTDL; Lê Kim Bằng - TUV, Giám đốc Sở VHTTDL Đồng Nai cùng đại diện các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo Liên đoàn lao động, Ban quản lý các khu công nghiệp; lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp một số tỉnh thành,phố có khu công nghiệp; đại diện các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Đồng Nai...
 

​       Ban Tổ chức Hội thảo nhận được trên 80 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý có bề dày kinh nghiệm am hiểu lĩnh vực văn hóa cơ sở và thực tiễn đời sống văn hóa công nhân thuộc các cơ quan chức năng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đại biểu một số tỉnh, thành phố có khu công nghiệp lớn thuộc phía Bắc và phía Nam. Đặc biệt, trong đó có các bài tham luận có cấu trúc chặt chẽ, nhiều hàm lượng thông tin khoa học, giàu chất liệu từ đời sống thực tiễn, thể hiện sự nghiên cứu công phu, thẩm thấu về thực trạng đời sống văn hóa công nhân hiện nay, được thể hiện trên các phương diện lý luận và thực tiễn, đạt được yêu cầu mà chủ đề Hội thảo đã đặt ra. Hội thảo tập trung phân tích và thảo luận các nội dung chủ yếu: Lý luận thực tiễn về đời sống văn hóa công nhân; thực trạng xây dựng đời sống công nhân tỉnh Đồng Nai; thực trạng xây dựng đời sống văn hóa công nhân khu vực miền Đông Nam Bộ và tham chiếu từ một số tỉnh, thành phố có khu công nghiệp, khu chế xuất; xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí cho công nhân; vai trò của công đoàn, vị thế công nhân trong hoạt động văn hóa; chia sẻ những kinh nghiệm hay, đề xuất giải pháp tháo gỡ thật thiết thực và hữu ích nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân thuộc tỉnh Đồng Nai, miền Đông Nam Bộ cả nước.

s IMG_6086.jpg
s IMG_6012.jpg
s MG_6143.jpg
         Hội thảo đã nghe 7 tham luận và nhưng ý kiến của đại biểu đến từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạp chí Cộng sản, các nhà khoa học, quản lý, phòng VH-TT huyện Trảng Bom (Đồng Nai), đặc biệt là báo cáo của một số doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ. Các báo cáo tham luận và ý kiến đóng góp tại Hội thảo đã góp phần bàn bạc, trao đổi thẳng thắn và nghiêm túc đánh giá thực trạng tình hình đời sống vật chất, tinh thần của lực lượng công nhân lao động tại tỉnh Đồng Nai và khu vực miền Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành có khu công nghiệp, khu chế xuất. Hội thảo đã có sự thống nhất bước đầu và cơ bản đề xuất một số nhóm giải pháp. Kết quả Hội thảo sẽ góp phần tích cực để các cơ quan quản lý nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam tham mưu với Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho lực lượng công nhân nói chung, công nhân lao động tại các khu công nghiệp nói riêng.

Sau Hội thảo các đại biểu tiếp tục tham gia khảo sát đời sống văn hóa công nhân và một số thiết chế văn hóa ở Đồng Nai

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2017, tỉnh Đồng Nai tiếp tục có chỉ số tăng trưởng doanh nghiệp lớn nhất cả nước (kế đó là các tỉnh khu vực Đông Nam bộ). Toàn tỉnh hiện có gần 1 triệu công nhân làm việc trong hơn 30 Khu công nghiệp, trong đó có 58% là lao động nữ, 62% lao động nhập cư .Mặc dù có số lao động lớn, nhưng các chỉ tiêu về xây dựng đời sống văn hóa đề ra chưa đạt yêu cầu. Ở hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất, các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt văn hóa cho công nhân còn thiếu.

Trong nhiều năm qua, Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác phát triển công nghiệp đã rất chú trọng việc xây dựng, tổ chức các hoạt động hỗ trợ công nhân. Những hoạt động như giao lưu văn hóa - văn nghệ, khám chữa bệnh, trợ giúp pháp lý, một số mô hình văn hóa được xây dựng như: Tổ chức ăn tết xa quê cho công nhân, đám cưới công nhân ở phường Bình Đa (TP. Biên Hòa), tư vấn pháp lý cho công nhân, Tuần lễ Văn hóa  công nhân... tương đối hiệu quả.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai thành lập Đội chiếu phim số 8 chuyên phục vụ cho công nhân tháng 9 năm 2009. Bình quân mỗi tháng, đội phục vụ 12-14 điểm chiếu tại địa bàn các nhà máy xí nghiệp, khu nhà trọ công nhân. Gần 8 năm qua đội đã thiết lập được gần 20 điểm chiếu phục vụ hơn 1.384 buổi cho gần 512.180 công nhân. Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai đang tham mưu Đề án “Huy động các nguồn lực phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” phát huy tốt hiệu quả của các thiết chế sẵn có trên địa bàn vào phục vụ nhân dân.

Như Quỳnh