• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

GIA ĐÌNH

10 năm thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của gia đình trong xã hội, trong đó, xây dựng gia đình “No ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc” là nhiệm vụ quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội là một trong những biện pháp tốt nhất để thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nông thôn mới được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú

​        1. Tuyên truyền thông qua tham mưu xây dựng và triển khai các Đề án,

Ngành tập trung triển khai thực hiện các Đề án: “Tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020; Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước (giai đoạn 2010-2015); “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” (2010-2015); Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình; Chiến lược phát triển công tác gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030....

Lồng ghép nội dung bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nông thôn mới: Đưa vào tiêu chí đăng ký, bình xét, công nhận gia đình văn hóa; thôn, khu phố văn hóa để vận động Nhân dân cùng thực hiện.

Xây dựng gia đình văn hóa có tiêu chí: Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, không có hành vi bạo lực, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, đối xử công bằng với các con, không trọng nam khinh nữ, có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng nơi cư trú; tích cực tham gia vào các cuộc vận động, hòa giải những xích mích, bất đồng nhằm giảm thiểu những mầm mống bạo lực gia đình. Đưa nội dung bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình vào việc xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước của địa phương; thông báo cho cộng đồng dân cư về những hành vi bạo lực gia đình để tạo sự đồng thuận của xã hội, phê phán những hành vi bạo lực gia đình; giải quyết kịp thời những bất hòa trong các gia đình có bạo lực.

500 4.jpg
       ​2. Tuyên truyền thông qua các buổi tập huấn

Từ năm 2008 đến năm 2017, tỉnh đã tổ chức trên 70 lớp tập huấn, nội dung triển khai các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho 11 huyện, thị xã, thành phố, gồm thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban Chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn và Ban Chủ nhiệm của các CLB gia đình. Các đợt tập huấn tổ chức trên quy mô toàn tỉnh đã góp phần nâng cao kiến thức về công tác gia đình đồng thời đưa các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương đến đội ngũ cán bộ từ tỉnh xuống cơ sở. Năm 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện phần mềm thu thập và quản lý số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình và nếp sống văn hóa gia đình và tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm cho cán bộ làm công tác gia đình cấp huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh. Đầu năm 2017 tổ chức tập huấn lần 2 sử dụng phần mềm cho cán bộ làm công tác gia đình cấp huyện, xã trên địa bàn toàn tỉnh. Mỗi năm các lớp tập huấn có khoảng hơn 3.000 người tham gia.

Tại các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa: Năm 2009 đã có 100% Ban Chỉ đạo Phòng chống bạo lực gia đình các cấp được thành lập và xây dựng quy chế hoạt động. 100% các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ triển khai Luật Bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

500 5.jpg
      3. Tuyên truyền vận động thông qua các hoạt động, các sự kiện nhân các ngày kỷ niệm

Tỉnh Đồng Nai đã sáng tạo trong tổ chức thực hiện Ngày hội văn hóa gia đình các tỉnh miền Đông Nam Bộ lần thứ nhất. Năm 2017, Đồng Nai tiếp tục đăng cai Ngày hội Gia đình các tỉnh Đông Nam bộ lần thứ VIII. Tổ chức đa dạng và phong phú các hoạt động. Năm 2014 , 2015, 2016, 2017 tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế hạnh phúc: Liên hoan các Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc năm 2015, Lễ chúc mừng các đôi vợ chồng cao tuổi hạnh phúc bền vững tiêu biểu, Ngày chạy Olympic vì sức khỏe cộng đồng, Ngày hội gia đình hạnh phúc năm 2016, 2017 ..…thu hút gần 10.000 người tham gia các hoạt động. Năm 2014 Đồng Nai cùng với tỉnh Quảng Nam và Vĩnh Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Gia đình chọn thực hiện thí điểm Tháng hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. Năm 2015 đến nay thực hiện tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình song song các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6;

Phối hợp thực hiện các buổi nói chuyện chuyên đề về “Giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình”; “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội” “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nâng cao phẩm chất đạo đức, vai trò của phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH; tuyên truyền luật phòng, chống BLGĐ, Luật bình đẳng giới cho hàng ngàn đối tượng là  cán bộ công chức, viên chức người lao động ngành VHTTDL, Hội LHPN tỉnh, Hội người cao tuổi tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh, công nhân và sinh viên tại Thành phố Biên Hòa và một số huyện trên địa bàn tỉnh.

500 IMG_2452.jpg
          4. Tuyên truyền, vận động thông qua các mô hình

Hoạt động của các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ gia đình... tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, nâng cao vai trò của phụ nữ, từng bước thực hiện hiệu quả bình đẳng giới;

+ Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững: Toàn tỉnh có 721 Câu lạc bộ gia đình với gần 20.000 thành viên. Các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững ở các địa phương đều có lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình, khuyến khích phát triển kinh tế, nuôi dạy con ngoan, hòa giải mâu thuẫn gia đình. Hoạt động của các CLB gia đình góp phần tích cực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hóa.

+ Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình: Hiện toàn tỉnh có 991 Nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình sinh hoạt thường xuyên theo các chủ đề, chuyên đề liên quan đến: Gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, nuôi dạy con cái... tiếp tục ngăn ngừa, hòa giải các vụ bạo lực gia đình tại địa phương, kịp thời tư vấn hỗ trợ tư vấn, can thiệp kịp thời kéo giảm các vụ việc bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.

+ Điểm tạm lánh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình:Đến nay tất cả 171 trạm y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ làm điểm tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình và điều trị kịp thời cho các nạn nhân bạo lực gia đình bị thương tích...

+ Mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng: Toàn tỉnh có 1.084 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Hầu hết địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đặt tại nhà trưởng ấp, khu phố hoặc các vị lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở thực hiện tốt việc hỗ trợ, can thiệp, tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình. Năm 2016 trang bị gắn bảng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cho 758 địa chỉ thuộc hộ gia đình tại cộng đồng.

+ Mô hình Câu lạc bộ“Nam giới nói không với bạo lực gia đình”: Hiện toàn tỉnh có 40 CLB “Nam giới nói không với bạo lực gia đình”. CLB đã giúp tăng cường sự tham gia của nam giới vào các hoạt động can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương

GIA DINH VHTB CUA CAC TỈNH DNB THAM GIA NGAY HOI 500 GIA DINH CA TINH DONG NAM BO LAN THU VIII NAM 2017.jpg​          5. Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng

Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình: Năm 2010-2011 xây dựng 06 chương trình sân khấu hóa, thời lượng phát sóng mỗi chương trình từ 7-10 phút (gồm các tiểu phẩm: Hoan hô má, Cả nhà đều vui, Đừng thêm dầu vào lửa, Xin chớ coi thường pháp luật, Sinh con gái càng vui, Ba đừng ép con). 03 chương trình câu chuyện truyền thanh, thời lượng mỗi chương trình từ 8-10 phút, ngoài ra còn thực hiện 01 phim tài liệu dài 12 phút phản ánh hoạt động của mô hình nhóm phòng, chống bạo lực gia đình. Năm 2012, thực hiện 02 phim phóng sự tài liệu trên VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) và Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai: "Hoạt động chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6 trên địa bàn tỉnh" và "Kết quả hoạt động của mô hình Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình nhìn từ huyện Tân Phú". Năm 2013, xây dựng 02 phóng sự "5 năm triển khai, thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và hiệu quả các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình". Năm 2014 thực hiện 01 phóng sự về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Trảng Bom và truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai Lễ phát động Tháng hành động Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đồng Nai năm 2014. Năm 2015: thực hiện phóng sự biểu dương các cặp vợ chồng cao tuổi hạnh phúc nhân ngày Quốc Tế hạnh phúc 20-3 năm 2015, phóng sự tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW; Sơ kết 05 năm thực hiện kế hoạch số 45-KH/TU; Sơ kết 07 năm thực hiện Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình (giai đoạn 2008-2015); Sơ kết 03 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (2012-2015) và các văn bản, đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015. Năm 2016 ghi hình 09 chương trình game show "Gia đình thời @" tạo sân chơi cho 27 đội chơi là các gia đình văn hóa, nhóm Phòng chống bạo lực gia đình, CLB gia đình hạnh phúc bền vững trên sóng truyền hình; thực hiện phóng sự tuyên truyền Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác gia đình, bình đẳng giới trên sóng truyền hình;

Trên Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai đều có tin bài phản ánh hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, ra mắt các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình, hoạt động tư vấn... từ năm 2016 phối hợp Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác gia đình lồng ghép các nội dung về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ...;

6. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, xây dựng kịch bản sân khấu, nghiên cứu khoa học...:

Năm 2009, tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, có hơn 19.000 bài dự thi. Ban Tổ chức đã trao 26 giải cho các tập thể, cá nhân có bài thi xuất sắc. Năm 2010, tổ chức cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài gia đình, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, có 42 tác phẩm đạt giải ở các thể loại văn xuôi, thơ, kịch - tiểu phẩm, ca khúc và in thành tuyển tập để phục vụ công tác tuyên truyền ở cơ sở.  Từ năm 2009 đến nay, tuyên truyền dưới hình thức xây dựng kịch bản và dàn dựng các vở kịch ngắn thời lượng 10-20 phút trình chiếu trước các buổi chiếu phim lưu động. Các vở kịch như “Chuyện nhà ông Ba”,“Đường cùng”,“Hạnh phúc mong manh”, “Tôi đã biết lỗi”... Nhân bản 7 bộ gồm 112 đĩa CD tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình và giáo dục đời sống gia đình. Công tác tuyên truyền bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình còn được triển khai dưới hình thức chiếu phim phụ đề trước các buổi chiếu chính thức gồm: Khoan nói lời yêu thương, Không thể chờ đợi, Lỡ lầm và 52 chương trình truyền hình tương tác về phòng, chống bạo lực gia đình;

Năm 2009, thực hiện Đề tài “Khảo sát thực trạng bạo lực gia đình và đề xuất các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện đã được nghiệm thu và đánh giá cao, triển khai thực hiện có hiệu quả.

 7. Tuyên truyền và vận động qua tờ rơi, pa nô, trang bị tủ sách...

Biên soạn và phát hành hơn 20.000 bộ tờ gấp gồm nội dung về phương pháp giáo dục và nguyên tắc giáo dục trong gia đình, bình đẳng giới; Vai trò của ông bà, cha mẹ trong đời sống gia đình; các giai đoạn của đời sống gia đình...cho cán bộ công chức, hội phụ nữ, người cao tuổi, thành viên CLB) gia đình và người dân. Biên tập, in và phát hành Tuyển tập các tác phẩm đạt giải trong cuộc thi văn học - nghệ thuật về đề tài gia đình, số lượng 1.000 cuốn trin khai cho cơ sở. In và phát hành 5.000 cuốn tài liệu về Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống Bạo lực gia đình, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về cơ sở. Nhân bản tài liệu giáo dục đời sống  gia đình do Vụ Gia đình cung cấp gồm 4 đầu sách với 1.480 cuốn phát hành về cơ sở.

 Việc trang bị tủ sách và đầu sách pháp luật, giáo dục đời sống gia đình cho các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và Nhóm phòng, chống BLGĐ cũng nhằm phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền tại địa bàn khu dân cư. Từ năm 2009 đến nay cung cấp trên 400 tủ sách với gần 10.000 đầu sách về giáo dục đời sống gia đình...;

Chú trọng công tác tuyên truyền trực quan tại các địa bàn, dựng 08 pa nô tuyên truyền về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tại các huyện Long Thành, Trảng Bom, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Khánh, thành phố Biên Hòa. Từ năm 2012, mỗi năm có 02 đợt trang bị đồng phục có in logo cho các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình xuất sắc trên địa bàn tỉnh (khoảng 900 bộ một năm).

Hoạt động tuyên truyền đa dạng các hình thức và nâng cao chất lượng lồng ghép vào các hoạt động từ tỉnh đến cơ sở được triển khai đồng bộ, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần động viên, khuyến khích người dân quan tâm hơn đến xây dựng gia đình “No ấm - bình đẳng - tiến bộ -  hạnh phúc”, nâng cao vai trò người phụ nữ trong xây dựng gia đình, phong trào xây dựng gia đình văn hóa; tạo hiệu ứng xã hội trong việc thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, người lao động về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ

                                                                                                Như Quỳnh