• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Hội thảo khoa học “Tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành Bóng rỗi - Địa nàng ở Nam bộ”

Sáng 23/5, tại Hội quán Trấn Biên đã diễn ra hội thảo khoa học “Tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành Bóng rỗi - Địa nàng ở Nam bộ”. Hội thảo do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai phối hợp cùng Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai và Chi hội Văn nghệ dân gian tại Trường đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Đến dự và chủ trì hội thảo có: Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam GS.TSKH. Tô Ngọc Thanh; Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai PGS.TS Huỳnh Văn Tới; NSND Giang Mạnh Hà; PGS.TS. Lâm Nhân và TS. Trần Hữu Sơn, cùng hơn 100 nhà nghiên cứu, nhà văn hóa đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.

IMG_3581.jpg
Ban Tổ chức Hội thảo khoa học đã nhận được 64 tham luận của các tác giả trong cả nước gửi về. Theo đó, Ban Tổ chức đã tuyển chọn và sử dụng 59 bài tham luận để biên tập thành kỷ yếu gồm ba phần chính: Các hướng tiếp cận nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng và Bóng rỗi - Địa nàng; Tín ngưỡng thờ Mẫu và nữ thần Nam bộ; Thực hành và bảo tồn nghệ thuật diễn xướng dân gian Bóng rỗi - Địa nàng ở Nam bộ.

IMG_3591.jpg
Ông Lê Kim Bằng - TUV, Giám đốc Sở VHTTDL Đồng Nai phát biểu khai mạc Hội thảo

IMG_3603.jpg
TS. Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam) trình bày báo cáo tham luận Lý thuyết và hướng tiếp cận nghiên cứu Bóng rỗi 

Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe các báo cáo tham luận: Lý thuyết và hướng tiếp cận nghiên cứu Bóng rỗi của TS. Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam); “ Múa Bóng tại Nam Bộ qua ký ức huyền thoại múa của các vị thần Hindu giáo trong mối quan hệ giữa nghệ thuật, biểu tượng và tín ngưỡng, tôn giáo” của PGS.TS Phan Thị Yến Tuyết (Trường Đại hội Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh); “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ (từ nữ thần đến Phật Mẫu)” của PGS.TS. Trần Hồng Liên (Viện KHXH Vùng Nam Bộ); “Từ góc nhìn tiếp nhận của folklore học lý giải loại hình diễn xướng Địa Nàng” của ThS. Đoàn Thị Cảnh (Phân viện VHNTQG tại Tp. HCM); “Đặc trưng nghệ thuật múa Bóng rỗi” của TS. Mai Mỹ Duyên (chi hội Văn nghệ Dân gian tại Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh); “Bước đầu tìm hiểu chặp Địa – Nàng trong lễ cúng Bà của người Việt ở Nam Bộ” TS.NSƯT. Nguyễn Thị Hải Phượng (Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh); “Tìm về nguồn cội của hát Bóng rỗi Nam Bộ” của bà Huỳnh Thanh Bình (Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh)...Các Đại biểu cũng đã đặt câu hỏi, thảo luận về các báo cáo đã trình bày tại Hội thảo.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập Hội văn nghệ dân gian Việt Nam được tổ chức tại Đồng Nai. Đây là dịp để các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa trong cả nước gặp gỡ, trao đổi học thuật, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn về tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành nghệ thuật diễn xướng Bóng rỗi - Địa nàng tại Nam bộ ./.

                                                     Như Quỳnh​