• image01
  • image01
  • image01
  • image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TỔNG THỂ VÀ TOÀN DIỆN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁCH SỐNG, CÁCH LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT DỰA TRÊN CÁC CÔNG NGHỆ SỐ *

VĂN HÓA

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Đồng Nai lần đầu tiên dàn dựng chương trình múa rối nước

Từ ngày 10/10/2016, các nghệ sỹ của Nhà hát bắt đầu luyện tập chương trình múa rối nước “Dòng chảy cội nguồn” dưới sự hướng dẫn của NSND Tiến Dũng, NSƯT Thế Long và nghệ sỹ Minh Toàn thuộc Nhà hát Múa rối nước Trung ương
 IMG_20161019_083354.jpg
IMG_20161019_083338.jpg
các nghệ sỹ đang luyện tập chương trình.jpg
 

Nghệ thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, liên tưởng và sáng tạo độc đáo của cha ông ta trước cuộc sống dung dị của người nông dân đồng bằng Bắc bộ, gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước. Và cùng với tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước được coi là bộ môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục hiện đại kể về những sự tích dân gian, cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, những lễ hội truyền thống hay trích đoạn một số tích cổ. Các tiết mục được lựa chọn  lọc  dàn dựng trong chương trình “Dòng chảy cội nguồn”, gồm: Tễu giáo trò, Đánh cáo bắt vịt, Đánh bắt cá, Múa trống hội, Múa rồng, Múa Chăm, Múa phượng, Đua thuyền, Múa xá thượngMúa tiên.

Múa rối nước dùng mặt nước làm sân khấu. Buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.

Những con rối được thiết kế, thi công, trạm trổ, lắp ráp hết sức tinh xảo, phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung - một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn.

Sau bức mành che, người nghệ sỹ biểu diễn múa rối phải đứng ngâm mình trong hồ nước với mực nước ngập ngang hông trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Sự thành công hay thất bại của con rối nước phụ thuộc phần nhiều vào kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động linh hoạt và nhiều vẻ của con rối.

Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè, có tác dụng mạnh đối với cả người diễn lẫn người xem.

Đây là lần đầu tiên múa rối nước được thực hiện ở Đồng Nai, hi vọng chương trình sẽ nhận được sự ủng hộ của công chúng khán giả, và trở thành món quà tinh thần có ý nghĩa cho các khán giả nhí; đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy một loại hình nghệ thuật độc đáo có một không hai trên thế giới.

​Lan Anh